💼 Bảo vệ danh mục của bạn với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Loạt nông sản Việt chinh phục thị trường châu Âu

Ngày đăng 18:28 15/09/2020
Loạt nông sản Việt chinh phục thị trường châu Âu

Vietstock - Loạt nông sản Việt chinh phục thị trường châu Âu

Gạo, cà phê, chanh leo, thanh long... xuất sang EU trong tuần này bắt đầu tận dụng những ưu đãi thuế khi EVFTA có hiệu lực.

Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) có hiệu lực từ 1/8. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đánh giá việc thuế ưu đãi xuất khẩu về 0% đang mở ra cơ hội lớn cho các mặt hàng nông sản Việt chinh phục thị trường quy mô GDP 18.000 tỷ USD.

EU là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam. Số liệu thống kê của cơ quan quản lý nông sản cho thấy, nhờ thuế suất giảm về 0% từ mức 7-11% với cà phê chưa rang và 9-12% với cà phê chế biến, giá trị xuất khẩu mặt hàng này sang EU đạt gần 76 triệu USD, tăng xấp xỉ 35% so với tháng 7.

Theo kế hoạch, Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao sẽ xuất khẩu lô hàng chanh leo và Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (Gia Lai) xuất khẩu cà phê, và Vina T&T Group sẽ xuất khẩu lô rau quả (bưởi, dừa, thanh long...) sang EU.

Không riêng cà phê, gạo cũng đang được xem là mặt hàng nhiều tiềm năng chinh phục thị trường châu Âu. Lô hàng gạo thơm xuất đi EU của Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An xuất sang EU tháng trước là ví dụ. Thay vì thuế suất 4-45% trước đây, lô gạo của Trung An xuất đi châu Âu được hưởng thuế 0%.

Nông dân xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ thu hoạch lúa vụ Đông Xuân đầu tháng 3. Ảnh: Thanh Trần.

Nhờ thuế giảm về 0% nên giá xuất hàng của các doanh nghiệp Việt cũng tốt hơn trước. Đơn cử, giá FOB (giá giao hàng tại tàu) của lô gạo thơm này khoảng 1.080 USD một tấn, cao hơn gấp rưỡi so với giá xuất bán cùng mặt hàng mà doanh nghiệp này thực hiện trước khi EVFTA có hiệu lực. Theo ông Phạm Thái Bình - Phó chủ tịch Công ty Trung An, có những lô hàng xuất sang EU trước đây phải đóng thuế tới 300-400 EUR một tấn, giờ khoản này không còn nên giá tốt hơn, tính cạnh tranh của gạo Việt so với gạo Thái Lan, Campuchia... tăng cao ngay trên chính thị trường khó tính như EU.

Nếu doanh nghiệp muốn đưa hàng chinh phục thị trường EU, kiểm soát chất lượng là ưu tiên hàng đầu thay vì chỉ cạnh tranh về giá.

Đầu tháng 9, Chính phủ ban hành Nghị định 103 chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất sang EU với danh mục 9 loại gạo, được coi là tấm vé đảm bảo chất lượng cho nông sản này sang EU. Việc xuất khẩu gạo thơm theo hạn ngạch hưởng ưu đãi thuế quan (0%) sang EU phải được chứng nhận đảm bảo đúng giống. Các tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng được Cục Trồng trọt chỉ định sẽ kiểm tra các lô ruộng lúa thơm trước khi thu hoạch. Cục Trồng trọt căn cứ kết quả này và hồ sơ của doanh nghiệp để cấp chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU. Hằng năm, Việt Nam và EU sẽ rà soát, bổ sung thêm số lượng các giống gạo thơm mới.

Theo quy định của EVFTA, mỗi năm EU cấp cho Việt Nam hạn ngạch 30.000 tấn gạo thơm được hưởng thuế quan 0%. Với kinh nghiệm xuất khẩu gạo sang EU nhiều năm, ông Phạm Thái Bình - Phó chủ tịch Công ty Trung An lưu ý, hàng tuyển chọn đẹp nhưng chỉ cần không đạt một trong các tiêu chí, tiêu chuẩn EU về xuất xứ hàng hoá, vệ sinh an toàn thực phẩm, điều kiện kho bãi... thì cũng bị trả lại dù đã cập cảng.

"Nếu chỉ tập trung vào số lượng xuất khẩu, không tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển vùng nguyên liệu, truy xuất nguồn gốc hay xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, doanh nghiệp sẽ rất khó thâm nhập và trụ vững ở thị trường EU", ông Bình chia sẻ.

Vì thế, liên kết với nông dân để sản xuất theo chuỗi khép kín, chế biến sâu... đang là cách nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, gạo hướng tới. Như với Trung An, doanh nghiệp này cùng nông dân phát triển 30.000 ha diện tích trồng lúa, trong đó dành 800 ha tại Kiên Giang phát triển nguyên liệu lúa hữu cơ tự nhiên không dùng thuốc bảo vệ thực vật để xuất khẩu sang các thị trường khó tính như EU...

Điểm lưu ý nữa khi xuất hàng nông sản sang EU là các doanh nghiệp phải luôn trong tâm thế sẵn sàng tăng quy mô sản xuất nếu có đơn hàng lớn.

Khác với một số thị trường, lúc đầu khách hàng châu Âu thường đặt mua số lượng ít, nhưng nếu lô hàng đầu tiên đạt tiêu chuẩn, họ lập tức sẽ ký thêm nhiều đơn hàng dài hạn, số lượng lớn hơn. Lúc này, doanh nghiệp Việt phải chuẩn bị sẵn sàng tăng quy mô sản xuất. "Luôn trong tâm thế sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu là điểm cộng với đối tác", lãnh đạo một công ty chuyên xuất khẩu rau quả sang EU chia sẻ.

EVFTA có hiệu lực từ đầu tháng 8 đã mở ra cánh cửa lớn cho xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm - thuỷ sản của Việt Nam khi loạt thuế sẽ giảm về 0%. Châu Âu là thị trường có kim ngạch nhập khẩu đứng thứ hai thế giới, chiếm gần 15% tổng nhập khẩu toàn cầu. Đây cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, Tuy nhiên, hàng hóa của Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 2% thị phần nhập khẩu của EU, nên dư địa để gia tăng xuất khẩu rất lớn.

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, một tháng sau khi EVFTA có hiệu lực, các tổ chức được ủy quyền đã cấp trên 7.200 bộ giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 với kim ngạch 277 triệu USD đi 28 nước EU.

Các mặt hàng đã được cấp C/O chủ yếu là giày dép, thủy sản, nhựa và các sản phẩm nhựa, cà phê, hàng dệt may, túi xách, va li, rau quả, sản phẩm mây, tre, đan... Thị trường nhập khẩu đa phần là các nước có cảng biển và trung tâm phân phối, trung chuyển của EU như Bỉ, Đức, Hà Lan, Pháp, Anh, trong đó nhiều lô hàng đã tới thị trường EU, thông quan và được hưởng ưu đãi.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.