Black Friday đã tới! InvestingPro giảm tới 60% OFF! Đừng bỏ lỡ!NHẬN ƯU ĐÃI

Bóng ma khủng hoảng năng lượng thập niên 70 đang tái hiện

Ngày đăng 00:01 04/06/2022
Bóng ma khủng hoảng năng lượng thập niên 70 đang tái hiện

Vietstock - Bóng ma khủng hoảng năng lượng thập niên 70 đang tái hiện

Thế giới đang phải vật lộn trước đà tăng chóng mặt của giá năng lượng, từ xăng, khí đốt đến than đá. Điều này làm dấy lên lo ngại tái diễn khủng hoảng dầu thập niên 70.

Nhiều quan chức ngành năng lượng cho rằng trong bối cảnh ngành năng lượng đã nhiều năm không được đầu tư đúng mức, cuộc chiến tại Ukraine sẽ đẩy thế giới vào một cuộc khủng hoảng có quy mô thậm chí còn tệ hơn cuộc khủng hoảng dầu thập niên 70.

Nhưng không như những lần trước, cuộc khủng hoảng lần này không chỉ gói gọn ở dầu thô.

"Hiện tại, chúng ta đang đối mặt với khủng hoảng dầu, khí và điện cùng một lúc", Fatih Birol, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nhận định trong một cuộc phỏng vấn tuần này. "Cuộc khủng hoảng năng lượng này lớn hơn nhiều so với thập niên 70 và 80 và có thể cũng sẽ kéo dài hơn nữa".

Đến nay, kinh tế toàn cầu vẫn còn trụ vững trước đà tăng của giá năng lượng. Tuy nhiên, giá có thể tiếp tục đi lên khi châu Âu quyết tâm giảm bớt sự phụ thuộc vào vào dầu khí Nga.

Joe McMonigle, Tổng thư ký Diễn đàn Năng lượng Quốc tế (IEF), cũng tỏ ra đồng tình với dự báo kém lạc quan của IEA.

"Chúng ta đang đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng và tôi cho rằng các nhà hoạch định chính sách cần thức tỉnh trước vấn đề này", ông McMonigle khẳng định.

Cuộc khủng hoảng này có thể gây ra nhiều hậu quả vượt tầm kiểm soát, đe dọa sự phục hồi kinh tế hậu Covid-19, thúc đẩy lạm phát, gây bất ổn xã hội và hủy hoại nỗ lực chống biến đổi khí hậu.

Birol cảnh báo về tác động từ tình trạng tắc nghẽn nguồn cung xăng và dầu diesel, đặc biệt tại châu Âu, trong mùa đông sắp tới. "Đây là cuộc khủng hoảng mà cả thế giới chưa được chuẩn bị", Robert McNally, cố vấn năng lượng dưới thời cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush, cho biết.

Không chỉ giá năng lượng cao, độ tin cậy của hệ thống điện cũng bị thách thức bởi thời tiết cực đoan và hạn hán nghiêm trọng. Tháng trước, một quan chức quản lý điện tại Mỹ đã cảnh báo nhiều khu vực có thể thiếu hoặc thậm chí mất điện trong mùa hè này.

Cuối tháng 3, Meghan O'Sullivan, cựu cố vấn năng lượng dưới thời Tổng thống Mỹ Barack Obama, cảnh báo rằng thế giới “có thể biến thành cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất kể từ thập niên 70".

Dĩ nhiên, ngày nay cũng có nhiều điểm khác biệt so với thời đó. Giá không tăng mạnh bằng và giới chức cũng không áp dụng các chính sách cực đoan như kiểm soát giá.

"Nếu dùng tới biện pháp kiểm soát và áp trần giá, việc thiếu hụt sẽ diễn ra", McNally cho biết.

Khi xung đột Ukraine nổ ra, phương Tây không muốn tung đòn trực tiếp vào ngành năng lượng Nga, vì tầm quan trọng của Moscow với các thị trường năng lượng toàn cầu. Nga không chỉ là nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, mà còn lớn nhất về xuất khẩu khí đốt và là nhà cung cấp than đá lớn.

Tuy nhiên, khi xung đột leo thang và thiệt hại trở nên rõ ràng, Mỹ và nhiều nước khác đã thông báo cấm nhập năng lượng Nga. Nga cũng trả đũa bằng cách hạn chế, thậm chí ngừng cấp khí đốt cho nhiều nước châu Âu.

Trước đó, Liên minh châu Âu (EU) công bố kế hoạch cấm nhập 90% dầu Nga vào cuối năm nay. Động thái này có thể châm ngòi cho các động thái trả đũa từ Nga.

Tình trạng ăn miếng trả miếng chỉ càng làm trầm trọng thêm việc thiếu hụt trên thị trường nhiên liệu vốn đã rất căng thẳng. "Chúng tôi không biết cuộc khủng hoảng năng lượng này sẽ tồi tệ đến mức nào", Bordoff cho biết.

Giá xăng tại Mỹ đã tăng 52% trong năm qua, khiến lạm phát tăng tốc và người dân nổi cơn thịnh nộ. Giá khí đốt tự nhiên – nguồn nhiên liệu quan trọng để sưởi ấm và sản xuất điện – cũng tăng gần gấp 3 tại Mỹ trong năm qua. Giá khí thiên nhiên tại châu Âu còn tăng mạnh hơn dù đã rút khỏi mức đỉnh.

Cuộc khủng hoảng năng lượng hiện tại không phải chỉ do xung đột tại Ukraine. Đây là hậu quả của nhiều năm không được đầu tư đúng mức vào lĩnh vực dầu khí. Đầu tư vào lĩnh vực này chỉ đạt 341 tỷ USD năm 2021, giảm 23% so với 525 tỷ USD tiền đại dịch và chưa bằng 50% so với mức đỉnh năm 2014 là 700 tỷ USD, theo IEF.

Việc này đến từ hàng lotaj yếu tố, trong đó có nỗ lực thúc đẩy năng lượng sạch, tương lai bất ổn của nhiên liệu hóa thạch và nhiều năm giá dầu biến động theo hướng đi xuống.

Châu Âu đã vật lộn với khủng hoảng năng lượng từ năm ngoái. Giá khí đốt, than đá và dầu mỏ đã tăng từ rất lâu trước xung đột tại Ukraine. "Chúng ta đang hướng đến một cuộc khủng hoảng. Nga chỉ khiến quá trình này nhanh và mạnh hơn thôi", McNally cho biết.

Trong cuộc khủng hoảng dầu trong thập niên 70, hàng dài người xếp hàng chờ mua xăng. Giới chuyên gia lo ngại sự thiếu nhiên liệu ngày nay tại châu Âu sẽ trầm trọng hơn Mỹ. "Thiếu nhiên liệu là vấn đề toàn cầu. Bạn sẽ chứng kiến việc đó sớm thôi, nhưng có lẽ không phải ở Mỹ", Francisco Blanch, Giám đốc Hàng hóa toàn cầu tại Bank of America cho biết.

Blanch cho rằng rủi ro này tại Mỹ thấp hơn do họ vẫn là một trong những nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Còn châu Âu lại phụ thuộc lớn vào khí đốt và dầu mỏ nước ngoài. Nhiều nhà máy ở châu Âu đã phải đóng cửa vì giá khí đốt tự nhiên quá cao.

Nhiều chuyên gia năng lượng lo ngại các nhà hoạch định chính sách đang xử lý sai với khủng hoảng khí hậu, tập trung quá nhiều vào giảm cung và không quan tâm đến giảm nhu cầu nhiên liệu hóa thạch. Nếu chỉ tập trung vào một phương diện, việc này không chỉ kéo giá tăng mà còn gây ra bất ổn xã hội.

"Chúng ta phải rất cẩn thận, không để người dân hiểu rằng giá nhiên liệu tăng là do chuyển dịch năng lượng", McMonigle cảnh báo. Ông thúc giục các chính phủ gửi tín hiệu đến nhà đầu tư rằng họ vẫn có thể rót tiền vào nhiên liệu hóa thạch, nhưng chuyển dịch năng lượng cũng là "điều cần thiết".

Dù vậy, kể cả khi nhà đầu tư chấp nhận rót vốn, nguồn cung sẽ phải mất thời gian đáng kể mới tăng lên được.

Điều gì có thể chấm dứt cuộc khủng hoảng năng lượng?

Không ai có thể nói chính xác cuộc khủng hoảng hiện tại sẽ diễn biến như thế nào. Và liệu có bất ngờ nào đó xảy ra để hạ nhiệt thiếu cung hay không.

Chẳng hạn, Nga và Ukraine có thể đạt bước đột phá về ngoại giao và chấm dứt xung đột, từ đó các lệnh trừng phạt áp lên Nga cũng bị gỡ bỏ. Hoặc các nước đạt thỏa thuận hạt nhân Iran, kinh tế Trung Quốc giảm tốc sâu hơn dự kiến hay OPEC tăng tốc sản xuất dầu hơn nữa, Birol cho biết.

Ông cũng kêu gọi các Chính phủ sẵn sàng giải phóng dầu dự trữ. Tuy nhiên, kể cả việc Mỹ giải phóng dầu dự trữ kỷ lục cũng chỉ có tác động khiêm tốn.

Hồi tháng 3, IEA cũng giục các chính phủ cân nhắc hành động mạnh tay để giảm nhu cầu dầu, như hạn chế tốc độ trên đường cao tốc hay khuyến khích làm việc từ xa. Trong trường hợp tệ nhất, khủng hoảng kinh tế cũng có thể khiến nhu cầu lao dốc.

Vũ Hạo (Theo CNN)

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.