Thị trường dầu mỏ khá ổn định trong 3 tháng qua. Dầu Brent thường duy trì ở mức dưới 46 đô la và trên 40 đô la trong khi dầu WTI phần lớn vẫn nằm trong khoảng từ 37 đến 43 đô la.
Giá dầu dường như đang ở trong một mô hình giữ giá, khi các nhà giao dịch chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra. Dưới đây là ba điểm mới cần xem xét:
1. Dữ liệu dự kiến tăng giá nhưng giá thực tế lại không thể tăng
Hôm qua, EIA đã công bố dữ liệu lưu trữ và sản xuất của tuần cuối cùng trong tháng 8 tại Hoa Kỳ. Nhìn bề ngoài, những con số này đáng lẽ phải rất lạc quan đối với dầu vì với hơn 9 triệu thùng dầu thô được rút khỏi kho và tương tự cũng có các thông tin tích cực từ trữ lượng xăng và các sản phẩm chưng cất khác từ dầu diesel). Ngoài ra, sản lượng dầu của Mỹ giảm từ 10 triệu thùng / ngày xuống chỉ còn 9,7 triệu thùng / ngày.
Tuy nhiên, hầu hết các nhà giao dịch đều biết rằng những con số này bị ảnh hưởng bởi việc dàn dầu ngoài khơi và nhà máy lọc dầu tạm thời đóng cửa do bão Laura đổ bộ vào các vùng khai thác dầu chính của bờ biển quanh Vịnh Mexico vào tuần trước. Kết quả là, giá dầu WTI không tăng.
Có khả năng dữ liệu được công bố vào tuần tới (đo lường sản xuất và sử dụng của tuần hiện tại) sẽ tiếp tục cho thấy ảnh hưởng của cơn bão Laura, vì nhiều nhà máy lọc dầu và dàn khoan dầu ngoài khơi vẫn đang trong quá trình khởi động lại. Thực tế là dầu WTI đã giảm vào thứ Tư bất chấp những con số rất lạc quan từ EIA cho thấy rằng các nhà giao dịch đang ưu tiên những điểm yếu của nhu cầu dài hạn đối với dầu thô và nguồn cung tiềm năng tăng trái ngược với những tích cực trong ngắn hạn.
2. Nhu cầu đi lại hạn chế tại Hoa Kỳ và dữ liệu ngành Hàng không ảm đạm
Tin tức về những người lái xe ô tô và các hãng Hàng không ở Hoa Kỳ đang thúc đẩy một số lo ngại về nhu cầu yếu. Một cuộc khảo sát đối với các tài xế từ ValuePenguin cho thấy 3/10 người ở Hoa Kỳ sở hữu ô tô báo cáo rằng họ không còn đi làm nữa, vì bị mất việc hoặc vì họ đang làm việc ở nhà.
Số lượng người lái xe mua xăng hàng tuần ở Hoa Kỳ đã giảm 26% trong tháng 8 so với tháng 1 và tháng 2 năm 2020, cho thấy rằng mặc dù nhu cầu xăng của Hoa Kỳ tăng đáng kể trong mùa hè so với thời điểm đầu năm 2020, chúng tôi không thể mong đợi duy trì mức tăng này trừ khi nhiều văn phòng trở lại làm việc trực tiếp, nhiều trường học được mở lại và nền kinh tế được cải thiện. Một phần đáng kể của sự gia tăng nhu cầu trong mùa hè này là do những người đi nghỉ vào mùa hè - đặc biệt là vì rất nhiều du khách tránh đi máy bay - và chúng ta có thể hy vọng về một dữ liệu tươi sáng hơn cho ngành hàng không ngay khi mùa hè kết thúc.
Tin tức từ các hãng hàng không tiết lộ rằng du lịch hàng không có khả năng sẽ không tăng trong nửa cuối năm 2020. Điều này có nghĩa là nhu cầu nhiên liệu máy bay sẽ tiếp tục rất yếu. Tất cả các hãng hàng không lớn ở Hoa Kỳ đã loại bỏ phí thay đổi cho các chuyến bay ở Hoa Kỳ, có nghĩa là hành khách có thể mua vé ngay hôm nay nhưng thời hạn vé có thể sẽ được kéo dài trong một số tháng không xác định – đây là một dấu hiệu cho thấy các hãng hàng không đang rất cần tiền mặt. Nói chung, các doanh nghiệp cố gắng tránh những khoản nợ phải trả này, tuy nhiên, các hãng hàng không sẵn sàng chấp nhận những biến số không xác định trong nhiều tháng để đảm bảo lượng tiền mặt ngay tại thời điểm nhạy cảm này.
United Airlines (NASDAQ: UAL) cũng đang có kế hoạch cắt giảm 16.370 việc làm và American Airlines (NASDAQ: AAL) sẽ sa thải 17.500 nhân viên. Có nhiều vấn đề tiếp tục hạn chế việc di chuyển bằng đường hàng không, bao gồm kiểm dịch hành trình ở Hoa Kỳ, hạn chế đi lại quốc tế, quy định đeo khẩu trang trên máy bay và nỗi sợ hãi nói chung khi ngồi trong một không gian hạn chế với người lạ. Không có dấu hiệu cho thấy khi nào du lịch hàng không sẽ phục hồi và các hãng hàng không dường như đang chuẩn bị cho một thời kỳ suy thoái kéo dài.
3. OPEC tăng trữ lượng sản xuất và đây có thể xem là trữ lượng thừa đối với thị trường đang suy yếu hiện tại
Hai nhà sản xuất OPEC đã chỉ ra những thay đổi đối với sản lượng dầu của họ, điều này có thể ảnh hưởng đến nguồn cung trong vài tháng tới và Nga muốn OPEC+ sẽ sớm thúc đẩy nguồn cung. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất thông báo rằng họ đã sản xuất quá mức hạn ngạch vào tháng 8 là 103.000 thùng / ngày. Theo bộ trưởng dầu mỏ của UAE, điều này là do nhu cầu điện trong nước cao hơn dự kiến, có nghĩa là UAE phải sản xuất nhiều dầu hơn để đáp ứng nhu cầu sản xuất nhiều hơn khí tự nhiên dùng để đốt trong các nhà máy điện của mình. Có vẻ như lượng dầu thừa này được lưu trữ thay vì xuất khẩu, và UAE tuyên bố họ sẽ cắt giảm sản lượng nhiều hơn trong những tháng mùa thu để bù đắp cho việc sản xuất quá mức này. Tuy nhiên, việc cắt giảm trong tương lai của UAE có thể bị lu mờ bởi sản lượng nhiều hơn từ Iraq.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq thông báo rằng ông có kế hoạch yêu cầu OPEC miễn trừ đặc biệt vào năm 2021 vì nước này đang gặp phải tình hình tài chính đặc biệt khó khăn. Theo Bộ trưởng, Iraq cần xuất khẩu nhiều dầu hơn nữa vượt hạn ngạch. Sau đó, ông làm rõ các quan điểm của mình để chỉ ra rằng ông sẽ chỉ yêu cầu OPEC cho phép Iraq thêm thời gian để “bù đắp” cho việc sản xuất quá mức trước đó. Iraq đã giảm đáng kể xuất khẩu từ miền Nam Iraq trong 2 tháng qua, nhưng xuất khẩu từ khu tự trị của người Kurd ở miền Bắc lại không bị cắt giảm.
Có vẻ như bất chấp sức ép đáng kể, Iraq chỉ đơn giản là không thể tuân thủ các hạn chế hạn ngạch của mình, cả vì lý do tài chính và vì Baghdad thiếu thẩm quyền và quyền lực để kiểm soát những gì diễn ra ở miền Bắc Iraq. Đây sẽ tiếp tục là một vấn đề lớn đối với OPEC khi ủy ban kỹ thuật của nhóm họp vào tháng 9 và khi nhóm triệu tập cuộc họp thường kỳ vào tháng 11/12. Sự thiếu tuân thủ của Iraq đã làm nản lòng các nỗ lực của OPEC nhằm nâng giá dầu trong vài năm qua. Trong tình hình tài chính hiện tại, Iraq không thể tuân thủ mà không có hậu quả nghiêm trọng đối với người dân Iraq. Các nhà theo dõi thị trường nên hy vọng rằng, nếu không có các biện pháp cắt giảm không tự nguyện, Iraq có thể không bao giờ cắt giảm sản lượng đủ để tuân thủ các hạn ngạch này.
Trong khi đó, Alexander Novak – Bộ trưởng Dầu mỏ Nga – cho biết ông tin rằng nhu cầu dầu mỏ được phục hồi 90% từ đại dịch. Ông ấy muốn OPEC+ phản ứng với điều này bằng cách tăng nguồn cung. Ông không nói rõ trong nhận xét của mình khi nào ông sẽ thúc đẩy nhóm tăng sản lượng, nhưng có thể ông đang chuẩn bị thúc đẩy tăng sản lượng sớm nhất là vào thời điểm diễn ra cuộc họp của Ủy ban Giám sát cấp Bộ trưởng (JMMC) dự kiến ngày 17 tháng 9. Nhóm này có thể đưa ra các khuyến nghị cho toàn bộ nhóm OPEC+ dựa trên các đánh giá kỹ thuật của họ. Do có nhiều dấu hiệu cho thấy nhu cầu dầu yếu từ Hoa Kỳ – quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới – các kế hoạch tăng sản lượng có thể khiến giá dầu lao dốc nếu OPEC+ không cẩn thận.