Ngày 16/6, Ngân hàng nhà nước đã bất ngờ ban hành 3 quyết định bao gồm Quyết định số 1123/QĐ-NHNN, Quyết định số 1124/QĐ-NHNN, Quyết định số 1125/QĐ-NHNN để tiếp tục điều chỉnh giảm một số loại lãi suất điều hành, lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng trở xuống và lãi suất cho vay ngắn hạn đối với lĩnh vực ưu tiên, với mức giảm từ 0,25 - 0,5%/tùy loại lãi suất. Quyết định này có hiệu lực bắt đầu từ ngày 19/06/2023. Đây là lần thứ 4 liên tiếp trong vòng vỏn vẹn 3 tháng,
Ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách nới lỏng.
Lãi suất điều hành, SBV
Như vậy, việc liên tục giảm lãi suất điều hành cho thấy cách nhà hoạch định chính sách đang rất quyết liệt muốn tác động vào chi phí sử dụng vốn trong nền kinh tế, kích thích nhu cầu tiêu thụ và sản xuất của người dân. Mặc dù công cụ tiền tệ này không phải là một “cây đũa thần” để “hô biến” nền kinh tế. Không thể phủ nhận đây là điều kiện cần để giúp những doanh nghiệp vực dậy, giải quyết những khó khăn về nguồn vốn, tạo động lực để quay trở lại sản xuất kinh doanh một cách mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên, thực tế sau 3 lần hạ lãi suất, tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp so với cùng kỳ; tăng trưởng tín dụng năm 2022 đạt 14,16% nhưng 5 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt khoảng 3%. Cho thấy khả năng hấp thụ vốn vẫn đang gặp những khó khăn; khiến ngân hàng Nhà Nước phải liên tục tăng lãi suất trong thời gian vừa qua.
Về thị trường chứng khoán, sau động thái hạ lãi suất của SBV, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có cú “quay xe” khét lẹt. VNIndex kết phiên cuối tuần tại mốc 1115.22 (-0.16% DoD); biên giao dịch khá rộng, giảm đến 12 điểm so với đầu phiên sáng. Chốt lời chờ cơ hội hay tìm điểm giải ngân sẽ là hành động hợp lý lúc này? Đón xem…