DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG
Các chỉ số có sự phân hoá khi VNI-Index đóng cửa giảm nhẹ dưới tham chiếu trong khi VN30-Index giảm 0.82%. Các chỉ số trên sàn Hà Nội vẫn giữ được sắc xanh như HNX-Index tăng 1.32%, Upcom-Index tăng 0.47%. Giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 37,246 tỷ đồng trên cả 3 sàn.
MSN (HM:MSN) (-5.3%) đóng cửa phiên tại 161,000 đồng mặc dù giá giảm nhưng thanh khoản khá thấp. Ngoài ra, nhóm Ngân hàng cũng ghi nhận sự điều chỉnh nhưng mức giảm không đáng kể trong đó ACB (HM:ACB) (-2%), TPB (HM:TPB) (-1.8%), VPB (HM:VPB) (-1.5%), VCB (HM:VCB) (-1.3%) dẫn đầu đà giảm của nhóm. Ở chiều ngược lại, GAS (HM:GAS) (+3%), GVR (HM:GVR) (+2.1%), KDH (HM:KDH) (+2.4%) cùng với VRE (HM:VRE) (+6.9%) là các bluechips có mức tăng khá ấn tượng trong phiên hôm nay.
Nhóm cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ tăng tốt hơn thị trường chung trong phiên hôm nay với nhiều mã tăng hết biên độ như ASM (HM:ASM), LDG (HM:LDG), HAG (HM:HAG), FLC (HM:FLC), DIG…
Khối ngoại bán ròng 180 tỷ đồng sau chuỗi phiên mua ròng liên tiếp. MSN (160 tỷ), VNM (HM:VNM) (88 tỷ), GEX (HM:GEX) (69 tỷ) dẫn đầu ở chiều bán ròng. Ở chiều ngược lại, VHM (HM:VHM) (118 tỷ), CTG (HM:CTG) (102 tỷ), GAS (62 tỷ) dẫn đầu ở chiều mua ròng.
QUAN ĐIỂM THỊ TRƯỜNG NGẮN HẠN
Chúng tôi cho rằng chỉ số VN-Index có thể sẽ điều chỉnh và kiểm định vùng hợ trợ gần nhất 1,500 – 1507 điểm. Đồng thời, chỉ số VNMidcaps có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho thấy nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa có thể sẽ xuất hiện các nhịp điều chỉnh trong những phiên tới. Trong khi đó, chỉ số VN-Index đang giao dịch gần mức kháng cự 1,534 điểm cho thấy áp lực bán có thể sẽ tiếp tục gia tăng ở phiên tới. Điểm tích cực là chỉ báo tâm lý tiếp tục tăng mạnh cho thấy chiến lược ngắn hạn vẫn là gia tăng tỷ trọng cổ phiếu.
Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức TĂNG. Do đó, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục tăng tỷ trọng về mức 45-50% danh mục.
Xem chi tiết tại: DailyReport_220105