Tuần đầu tiên của quý 3 cũng là một khởi đầu khá tốt đối với USD.
Đồng bạc xanh tăng lên mức cao trong nhiều năm so với đôla Úc và Niu di lân và còn tiếp tục tăng so với hầu hết các loại tiền tệ chính khác. Mặc dù báo cáo bảng lương phi nông nghiệp gây bất ngờ giảm, sức mạnh của nền kinh tế Mỹ cũng như quyết tâm thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed là điều không thể nghi ngờ. Miễn là Mỹ tiếp tục có dữ liệu tốt trong khi các quốc gia khác đều suy yếu, nhà đầu tư sẽ hướng về USD. Vì vậy, khi USD giảm nhẹ vào cuối tuần trước, một số nhà đầu tư cho rằng đó là cơ hội để mua vào USD ở giá thấp hơn. Ngoại trừ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, phần lớn rủi ro chính trị đã “giam giữ” thị trường trong vài tháng qua, vì vậy các yếu tố cơ bản sẽ là động lực chính trên thị trường ngoại hối.
USD
Rà soát dữ liệu
- Thay đổi trong bảng lương phi nông nghiệp 134k so với dự kiến 185k
- Tỷ lệ thất nghiệp 3.7% so với dự kiến 3.8%
- Thu nhập theo giờ trung bình 0.3% so với dự kiến 0.3%
- Chi tiêu xây dựng 0.1% so với dự kiến 0.4%
- Sản xuất ISM 59.8 so với dự kiến 60
- Thay đổi việc làm ADP 230k so với dự kiến 184k
- Chỉ số PMI dịch vụ 53.5 so với dự kiến 53
- PMI hợp nhất 53.9 so với dự kiến 53.4
- PMI phi sản xuất hợp nhất Composite 61.6 so với dự kiến 58
- Số đơn nhà máy 2.3% so với dự kiến 2.1%
- Số đơn nhà máy không bao gồm vận chuyển. 0.1% so với trước đó 0.1%
- Số đơn hàng hoá lâu bền 4.4% so với dự kiến 4.5%
- Số đơn hàng hoá không bao gồm vận chuyển 0.0% so với trước đó 0.1%
- Cán cân thương mại -$53.2b so với dự kiến -53.6b
Xem trước dữ liệu
- ISM sản xuất – Khả năng có bất ngờ nếu chỉ số PMI New York và Chicago tốt hơn.
- ISM phi sản xuất – Cần phải cân nhắc thêm ISM sản xuất
- Số đơn nhà máy và hàng hoá lâu bền – Dữ liệu sản xuất khó dự báo nhưng cải thiện ngay khi giảm sau khi dự kiến giảm trong tháng 7.
- Bảng lương phi nông nghiệp và Cán cân thương mại - NFP dự kiến biến động nhưng dữ liệu sẽ giảm sau khi tháng trước tăng mạnh.
Ngưỡng quan trọng
- Hỗ trợ: 113.00
- Kháng cự: 115.00
Trong vòng 1 tuần qua, USD đã tăng lên ngưỡng mạnh nhất so với JPY trong vòng 11 tháng và đó cũng là mức cao nhất so sánh với AUD và NZD trong vòng hơn 2 năm. Trong khi những đồng tiền khác không thể đạt được cột mốc ấn tượng như vậy thì sự thật rằng EUR/USD đang được giao dịch gần 1,1500 và USD/CHF cũng chỉ ở dưới một chút mức cân bằng là một điều đáng ngạc nhiên. Báo cáo việc làm công bố hôm thứ Sáu có kết quả dưới mức dự báo khi mà nền kinh tế Mỹ tạo ra ít việc làm nhất trong vòng 6 tháng, tuy nhiên đây chỉ là nguyên nhân của cơn bão Florence đã khiến 299.000 người mất việc. Và với việc tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất trong 48 năm hay tăng trưởng việc làm trong tháng 8 phục hồi khoảng 69.000 khiến báo cáo kia trở nên mờ nhạt. Tin tức xấu duy nhất có lẽ là kết quả kinh doanh khi chỉ có thể duy trì ở tốc độ tăng trưởng 0,3% trong tháng 9. Ngành dịch vụ đang có nhiều động thái mạnh mẽ và có thể tăng trưởng việc làm sẽ phục hồi mạnh mẽ trong tháng 10.
Tại sao đà tăng của USD sẽ tiếp tục kéo dài
Trọng tâm trong tuần tới sẽ hướng vào vấn đề lạm phát và sẽ có nhiều khả năng rằng tăng trưởng giá trong tiêu dùng và sản xuất sẽ vượt qua dự đoán và có thể khiến cho USD tiếp tục bay cao. Giá dầu tăng lên đỉnh cao nhất kể từ 2014 trong tháng vừa rồi, khiến cho một số ủy viên của Fed buộc phải chính thức đưa ra bình luận họ lo ngại lạm phát sẽ phát triển nhanh hơn so với ngân hàng trung ương ước tính. Chủ tịch Fed Powell không đả động đến tăng giá trong bài phát biểu tuần trước nhưng ông có đề cập rằng việc gia tăng sẽ có thể tiếp diễn và dự báo sẽ thấy mức tăng trong thu nhập. Ông có cảm nhận thành phần lao động đang ở trên ngưỡng bình thường và họ có thể sẽ vượt tỷ lệ cân bằng. Phản ứng với những nhận xét mang hàm ý hawkish từ phía Fed, nhà đầu tư đang bắt đầu cân nhắc về lần tăng lãi suất thứ 3 trong năm tới. Lãi suất trái phiếu 10 năm đang giảm để hỗ trợ cho hoạt động của đồng bạc xanh. Cuối cùng, cố vấn kinh tế Larry Kudlow miêu tả quan hệ Mỹ - Trung đang vô cùng phức tạp, đó là thông tin tích cực cho USD/JPY. Tổng hợp tất cả những yếu tố trên, chúng tôi tin rằng đà tăng của USD sẽ còn tiếp diễn.
- bảng lương phi nông nghiệp khó thể phủ nhận điều này - Bỏ qua hậu quả của cơn bão, tăng trưởng việc làm trong tháng 8 được sửa đổi tăng lên đáng kể, tỷ lệ thất nghiệp chạm đáy trong 48 năm và tăng trưởng thu nhập bền vững ở mức 0,3%.
-
Đối với nhận xét mang tính Hawkish của Fed - một số ủy viên Fed chính thức nhìn nhận về tăng tỷ lệ lạm phát đáng kể. Chủ tịch Fed Powell tin tưởng rằng việc việc lạm phát tăng sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới. Giá trong lĩnh vực dịch vụ tăng và có khả năng cả PPI và CPI cũng sẽ tăng.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm đạt đỉnh 11 năm, khiến USD/JPYtăng lên ít nhất 115. USD/JPY được giao dịch ở trên đường SMA 200 tuần lần đầu tiên kể từ đầu tháng 1 và một động thái như thế thường sẽ trùng hợp với 1 đợt tăng 300-400 pip từ SMA 113,00
4. Số liệu nước ngoài không được khả quan - Ngoại trừ số liệu tại Mỹ vượt hơn dự kiến thì số liệu mới nhất cho khu vực Châu Âu, Anh, Úc và New Zealand đều thấp hơn. Cho đến khi có các dấu hiệu đảo chiều, thì khó thể cản USD tiếp tục gia tăng
Euro
Rà soát dữ liệu
- GE Doanh số bán lẻ -0.1% so với dự kiến 0.5%
- GE PMI sản xuất 53.7 so với dự kiến 53.7
- EZ PMI sản xuất 53.2 so với dự kiến 53.3
- EZ Tỷ lệ thất nghiệp 8.1% so với dự kiến 8.1%
- EZ PPI 0.3% so với dự kiến 0.2%
- GE PMI dịch vụ 55.9 so với dự kiến 56.5
- GE PMI Hợp nhất 55.0 so với dự kiến 55.3
- EZ PMI dịch vụ 54.7 so với dự kiến 54.7
- EZ PMI hợp nhất 54.1 so với dự kiến 54.2
- EZ Doanh số bán lẻ -0.2% so với dự kiến 0.2%
- GE PMI xây dựng 50.2 so với dự kiến 51.5
- GE Số đơn nhà máy 0.3% so với dự kiến 0.2%
- GE PPI 0.3% so với dự kiến 0.2%
Xem trước dữ liệu
- GE Sản xuất công nghiệp – PMI sản xuất thấp hơn được bù đắp nhờ số đơn hàng nhà máy tăng
- GE Thương mại và Cán cân vãng lai – Khả năng có bất ngờ giảm do chỉ số PMI yếu hơn
- EZ Sản xuất công nghiệp – Cần xem số liệu sản xuất công nghiệp ở Đức và Pháp
Ngưỡng quan trọng
- Hỗ trợ 1.1400
- Kháng cự 1.1500
EUR/USD trong xu hướng giảm trừ khi ngưỡng 1,1650 bị phá vỡ
Cặp EUR/USD vẫn chịu áp lực trước tình hình sản xuất công nghiệp của Đức đang suy yếu. Chuyên gia kinh tế hy vọng sản xuất công nghiệp sẽ hồi phục trong tháng 8 sau khi giảm mạnh trong tháng 7 tuy nhiên nó đã giảm tháng thứ 3 liên tiếp. Mặc dù các quan chức của ECB đưa ra một số nhận xét khá tích cực, chúng tôi vẫn chưa thấy dữ liệu thị trường Châu Âu cải thiện. Đồng thời, trong báo cáo của đồng nghiệp chúng tôi, Boris Schlossberg, “quan ngại về khủng hoảng ngân sách của Ý khiến nhà đầu tư đang phát điên mặc dù phó Thủ tướng Matteo Salvini đã đảm bảo rằng Chính phủ sẽ không rời khỏi khu vực Châu Âu. Lãi suất trái phiếu Ý 10 năm tăng vọt lên ngưỡng 4,5% - chỉ báo này khiến Ý sẽ gặp khó khăn hơn trong việc hồi phục kinh tế. Lãi suất trái phiếu Ý tăng cũng ảnh hưởng đến ECB khi bảng cân đối kế toán đã yếu đi đáng kể và nếu tiếp tục tình trạng này, họ có thể trì hoãn kế hoạch thắt chặt chính sách tiền tệ". Về mặt kỹ thuật, cặp EUR/USD vẫn đang trong xu hướng giảm và cần giữ vững ở ngưỡng 1,1650 nếu không sẽ giảm về ngưỡng 1,13.
Bảng Anh
Rà soát dữ liệu
- Tín dụng tiêu dùng ròng 1.118b so với dự kiến 1.3b
- Cho vay ròng 2.6b so với dự kiến 3.5b
- Chấp thuận cho vay thế chấp 66.44k so với dự kiến 64.5k
- PMI sản xuất 53.8 so với dự kiến 52.5
- PX nhà quốc gia 0.3% so với dự kiến 0.2%
- PMI xây dựng 52.1 so với dự kiến 52.9
- Chỉ số giá cửa hàng BRC (YoY) 0.2% so với trước đó 0.1%
- PMI dịch vụ 53.9 so với dự kiến 54.0
- PMI hợp nhất 54.1 so với dự kiến 54
Xem trước dữ liệu
- Cán cân thương mại, Sản xuất công nghiệp, Chỉ số sản xuất, GDP – Khả năng có bất ngờ tăng nhờ chỉ số PMI sản xuất của Anh tăng
Ngưỡng quan trọng
- Hỗ trợ 1.2900
- Kháng cự 1.3200
Đồng Bảng anh không giảm khi mà nhà đầu tư vẫn đang hy vọng về một thỏa thuận cho vấn đề biên giới Ireland. Đây sẽ là một tuần quan trọng đối với Anh khi các báo cáo mới nhất về cán cân thương mại, sản xuất nông nghiệp và GDP tháng sẽ được công bố, tuy nhiên Trưởng đoàn đàm phán EU Barnier đã sắp xếp lịch để mang đến một đề xuất thương mại vào thứ Tư này. Chúng ta cần phải xem xem cách mà Anh sẽ phản ứng nếu trong trường hợp những chia sẻ ngày thứ Hai là một chỉ dẫn, thì dường như việc Anh chấp nhận đề xuất sẽ không xảy ra trong tuần này. Theo như thông tin của một quan chức anh, đang tồn đọng rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết và nếu như chúng ta nhớ về buổi họp tuần trước, Thủ tướng May đã khẳng định rằng việc không có thỏa thuận Brexit vẫn có khả năng xảy ra.
AUD, NZD, CAD
Rà soát dữ liệu
Úc
- RBA giữ nguyên lãi suất
- AU PMI sản xuất 59.0 so với trước đó 56.7
- AU PMI dịch vụ 52.5 so với trước đó 52.2
- AU Chấp thuận xây dựng -9.4% so với dự kiến 1.0%
- AU Cán cân thương mại 1.604b so với dự kiến 1.450b
- AU PMI xây dựng 49.3 so với trước đó 51.8
- AU Doanh số bán lẻ 0.3% so với dự kiến 0.2%
- CH PMI phi sản xuất 54.9 so với dự kiến 54.0
- CH PMI sản xuất 50.8 so với dự kiến 51.2
- CH PMI hợp nhất54.1 so với trước đó 53.8
- CH PMI sản xuất 50.0 so với dự kiến 50.5
Niu di lân
- Giá GDT giảm 1.9%
Canada
- PMI sản xuất 54.8 so với trước đó 56.8
- IVEY PMI 50.4 so với trước đó 61.9
- Tỷ lệ thất nghiệp 5.9% so với dự kiến 5.9%
- Thay đổi ròng ở việc làm 63.3k so với dự kiến 25.0k
- Việc làm bán thời gian Change 80.2k so với dự kiến 20k
- Thay đổi việc làm toàn thời gian-16.9k so với dự kiến 15.0k
- Giao thương hàng hoá 0.53b so với dự kiến -0.52b
Xem trước dữ liệu
Úc
- CH Cán cân thương mại – Dữ liệu Trung Quốc khiến thị trường chuyển động nhưng khó dự báo
Niu di lân
- PMI sản xuất – Khả năng có bất ngờ giảm do Trung Quốc đang gặp vấn đề và giá sữa vẫn đang giảm
Canada
- Không có dữ liệu
Ngưỡng quan trọng
- Hỗ trợ AUD .7000 NZD .6400 CAD 1.2800
- Kháng cự AUD .7200 NZD .6600 CAD 1.3000
Úc và New Zealand vẫn tiếp tục trong vòng rắc rối
Nền kinh tế đang suy yếu là nguyên nhân chính cho việc AUD và NZD đều kết thúc tuần trước ở mức đáy trong 2,5 năm. Cụ thể AUD đã giảm ⅘ phiên giao dịch và NZD thậm chí còn giảm trong 7 phiên liên tiếp. Cả 2 đồng tiền này đều đang chịu áp lực bán tháo ra mạnh mẽ và có thể sẽ lại có một đợt giảm nữa trước khi có một sự hỗ trợ nào thích đáng được đưa ra. Số liệu từ Úc không quá tệ hại khi mà doanh số bán lẻ tăng cao hơn dự kiến, thặng dư thương mại gia tăng và hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ cũng đa dạng ơn. Tuy nhiên, với việc lãi suất thế chấp tăng gần đây gây ảnh hưởng đáng kể lên nhà ở và nhà đầu tư lo ngại chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ diễn ra sớm. Vì vậy, báo cáo về niềm tin kinh doanh và tiêu dùng trong tuần tới khó thể giúp AUD tăng giá. Mặt khác, nền kinh tế New Zealand thực sự đang trục trặc với việc giá sữa tiếp tục giảm và công việc quảng cáo cũng ít hơn. Theo chúng tôi dự báo, báo cáo PMI trong tuần tới sẽ khẳng định một lần nữa yếu điểm này từ kinh tế New Zealand. Nguyên do đến từ việc phụ thuộc vào cán cân thương mại Trung Quốc mà chính xác hơn chính là hoạt động nhập khẩu của cường quốc này.
CAD giải tỏa áp lực từ thương mại và giá dầu
Canada đã đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ vào đầu tuần trước, tuy nhiên thay vì việc tăng, CAD lại bị bán tháo so với USD đưa USD/CAD quay trở lại trên mức 1,2900. Trên thực tế, giá dầu tăng, lãi suất trái phiếu tăng và một thỏa thuận thương mại không thể giúp đồng tiền tăng lên. Một phần lý do đến từ việc số liệu trái chiều khiến nhà đầu tư hoài nghi về khả năng thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Canada. Trong khi Canada đạt được thặng dư thương mại trong tháng 8, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chậm đi rõ ràng trong tháng 9. Cho dù tỷ lệ thất nghiệp được cải thiện đồng thời việc làm gia tăng đáng kể trong năm nay, nhà đầu tư vẫn đang nghi ngại khi mà chủ yếu thị trường lao động đến từ việc làm bán thời gian. Thu nhập theo giờ cũng thấp đi khiến họ dự báo tiêu dùng khó thể phát triển thêm. Trong thời gian tới, báo cáo về thị trường nhà ở sẽ có ảnh hưởng nhất định lên đồng tiền khi mà nhà đầu tư có thể thoát khỏi tâm lý mua vào USD. Về mặt kỹ thuật, đà tăng của USD/CAD sẽ tăng lên đến 1,3000 trước khi có một động thái kháng cự tích cực.