- Hầu hết các chỉ số Mỹ đều giảm
- Kết quả kinh doanh chịu áp lực do doanh số bán nhà giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015
- Đánh giá tín dụng giảm tạo ra khủng hoảng tài chính, gây tổn thương USD?
Hầu hết các chỉ số của Mỹ gồm S&P 500, NASDAQ Composite và Russell 2000 đều giảm trong phiên ngày thứ 6 do báo cáo kết quả kinh doanh chịu áp lực do doanh số bán nhà giảm 3,4% trong tháng 8 xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2015. Có một số yếu tố tâm lý gây biến động thị trường, lễ kỷ niệm lần thứ 31 ngày “Black Monday”, là ngày thứ 2, 19/10/1987, thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm.
Trong khi các chuyên gia phân tích tiếp tục tranh luận liệu đà bán tháo hiện tại có phải là sự khởi đầu của một giai đoạn điều chỉnh sâu hơn hay chỉ là một cơ hội mua, đối với nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm, tất cả vẫn còn là ẩn số trong tháng 10. Trong giai đoạn thị trường sụp đổ năm 1987, chỉ số Dow giảm 508 điểm chỉ trong 1 ngày, khiến nó trở thành ngày có diễn biến tồi tệ nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán.
Các chỉ số giảm nhưng cổ phiếu ngành phòng vệ toả sáng
Thị trường tăng trong ngày thứ 6 với một số báo cáo đầu tiên vượt dự đoán. PayPal (NASDAQ:PYPL) tăng 9,4% sau khi công ty vượt kết quả doanh thu và lợi nhuận và thúc đẩy triển vọng của nó. Proctor & Gamble (NYSE:PG) tăng 8,8% nhờ doanh số theo quý tốt nhất kể từ năm 2013. American Express (NYSE:AXP) tăng 3,8% sau khi vượt kỳ vọng và điều chỉnh tăng.
Tuy nhiên, một số cổ phiếu đã làm giảm đà tăng đó. Cổ phiếu eBay (EBAY) giảm 8,9% xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2016 sau khi Stifel Nicolaus hạ đánh giá từ MUA xuống NẮM GIỮ. DowDuPont (NYSE:DWDP) giảm 1,9% sau khi công ty cắt giảm giá trị tài sản của doanh nghiệp nông nghiệp xuống 4,6 tỷ USD. . American International Group (NYSE:AIG) giảm 2,9% sau khi thông báo có khả năng thua lỗ theo quý khoảng 1,7 tỷ USD do thảm hoạ thiên nhiên như cơn bão biển Florence và lốc xoáy Jebi và Trami ở Châu Á.
Nhìn chung, chỉ số the S&P 500 chỉ giảm nhẹ 0,04% trong tuần. Tuy nhiên, đây là tuần giảm thứ 3 liên tiếp của chỉ số này. Mặc dù nó tăng lên trên ngưỡng 200 DMA ngày thứ 2 cũng như đáy của mô hình cờ tăng đang dần hình thành, ngay trên đường xu hướng tăng kể từ đáy tháng 2/2016.
Cổ phiếu ngành phòng vệ như Hàng tiêu dùng nhanh tăng 2,28% trong phiên ngày thứ 6 và 4,41% theo tuần và dịch vụ tiện ích tăng 1,56% trong phiên ngày thứ 6 và 3,06% theo tuần. Các ngành rủi ro hàng tiêu dùng không thiết yếu, giảm 0,98% ngày thứ 6 và 1,97% theo tuần, dẫn đầu đà giảm, nhấn mạnh tâm lý từ bỏ rủi ro của nhà đầu tư.
Chỉ số NASDAQ giảm 0,48% với tổng mức giảm trong 3 phiên là 1,29%. Sau khi cắt trên đường 200 DMA vào đầu phiên gnayf thứ 6, giá đã giảm dưới mức đó.
Chỉ số Russell 2000 có diễn biến kém hiệu quả, giảm 1,08%. Chỉ số đã giảm 0,59% trong tuần.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones là chỉ số duy nhất đóng cửa trong sắc xanh trong ngày thứ 6, tăng 0,26%. Nó đã tăng 0,41% trong tuần, diễn biến tốt hơn các chỉ số khác của Mỹ và kết thúc 3 phiên giảm. Tuy nhiên, nó đã tìm được đường kháng cự ở ngưỡng 100 DMA.
Đà bán tháo vẫn đang kiểm định xu hướng tăng hiện tại. Tất cả đều nhờ dữ liệu kinh tế mạnh và tăng trưởng lợi nhuận so với rủi ro địa chính trị. Các nhà đầu tư mạo hiểm nên chờ xác nhận về tính toàn vẹn của xu hướng, mặc dù các nhà đầu tư mạo hiểm cho rằng đà bán tháo này là cơ hội hiếm có để mua vào với mức rủi ro tương đối thấp, khi họ đạt được giá cổ phiếu thấp nhất trong xu hướng tăng kể từ tháng 3.
Trên thị trường ngoại hối, USD tăng 0,51% trên cơ sở tuần. Tuy nhiên, nó đã giảm 0,27% trong phiên ngày thứ 6. Phiên giảm này trong ngày giao dịch cuối cùng là một điềm xấu vì nhiều lý do kỹ thuật. Nó đã hình thành mô hình engulfing, dưới đường xu hướng tăng bị phá vỡ kể từ ngày 14/5 lần thứ hai và dưới đỉnh hồi đầu tháng 10.
Về cơ bản, thị trường tín dụng đang chứng minh nhu cầu thắt chặt đang gia tăng, điều này có khả năng gây ra cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo.
Sự sụp đổ của đồng đôla như vậy có khả năng thúc đẩy giá vàng, loại hàng hoá hình thành mô hình cờ hiệu từ tuần trước với một phiên bứt phá tăng.
Sau khi căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Ả rập về sự biến mất của nhà báo Jamal Khashoggi đã làm tăng giá dầu, loại hàng hoá này đã giảm cùng với việc hàng tồn kho Mỹ tăng 6,5 triệu thùng trong tuần trước, tuần thứ 4 liên tiếp. Xuất khẩu, mặt khác giảm 1,8 triệu thùng/ngày, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ. Các kho dự trữ dầu tăng mạnh ngay cả khi sản xuất dầu thô Mỹ giảm 300.000 thùng/ngày xuống chỉ còn 10,9 triệu thùng/ngày trong tuần trước. Các chuyên gia phân tích cho rằng ảnh hưởng của các cơ sở ngoài biển đóng cửa tạm thời vì cơn bão Michael.
Trong khi nguồn cung thị trường dầu khá đủ sau khi sản xuất tăng đáng kể, trong 6 tháng vừa qua, ngành năng lượng đã bị căng thẳng. Cơ quan năng lượng quốc tế cho biết trong báo cáo hàng tháng của mình rằng năng lực sản xuất dầu dự phòng của thế giới đã giảm xuống 2% nhu cầu toàn cầu, và có khả năng còn giảm mạnh hơn. Về mặt kỹ thuật, giá đã tìm thấy đường hỗ trợ ngày thứ 6 trên đường xu hướng tăng kể từ tháng 6/2017.
Tuần tiếp theo
Thứ 2
8:30: Mỹ – Chỉ số hoạt động quốc gia Chicago tháng 9): dự kiến giảm từ 0,18 xuống 0,15.
Thứ 3
2:00: Đức – PPI (tháng 9): dự kiến ổn định ở mức 0,3% theo tháng và giảm từ 3,1% xuống 2,9% theo năm.
10:00: Khu vực Châu Âu – Niềm tin người tiêu dùng (tháng 10, sơ bộ): dự kiến giảm từ -2,9 xuống còn -3,0.
20:30: Nhật – Chỉ số PMI sản xuất (tháng 10, sơ bộ): chỉ số tăng từ 52,5 lên 52,6.
Thứ 4
3:15 – 4:00 – Pháp, Đức, Châu Âu Chỉ số PMI sản xuất và dịch vụ (tháng 10, sơ bộ): chỉ số khu vực châu âu sản xuất giảm từ 53,2 xuôgns 53,1. Dịch vụ giảm từ 54,7 xuống 54,5.
9:45: Mỹ – Chỉ số PMI dịch vụ và sản xuất PMI (tháng 10, sơ bộ): Chỉ số sản xuất giảm từ 55,6 xuống 55,5, trong khi ngành dịch vụ tăng từ 53,5 lên 54,1.
10:00: Canada – Quyết định lãi suất của Ngân hàng trung ương: lãi suất dự kiến tăng từ 1,5% lên 1,75%.
10:00: Mỹ – doanh số nhà mới (tháng 9): dự kiến tăng từ 629K lên 630K theo tháng.
10:30: Mỹ – EIA Hàng tồn kho dầu mỏ EIA (kết thúc tuần 19/10): hàng tồn kho tăng 1,9 triệu thùng từ mức 6,49 triệu thùng trong tuần trước.
Thứ 5
2:00: Đức – Niềm tin người tiêu dùng GfK (tháng 11): dự kiến giảm từ 10,6 xuống 10,5.
4:00: Đức – Môi trường doanh nghiệp IFO (tháng 10): môi trường doanh nghiệp giảm từ 103,7 xuống 103,2.
7:45: ECB – Quyết định lãi suất (họp báo @ 1.30pm): dự kiến không thay đổi chính sách.
8:30: Mỹ – Số đơn hàng hoá lâu bền (tháng 9): dự kiến giảm từ 4,4% xuôgsn -1,1% theo tháng và tăng từ 0,1% lên 0,3%. không bao gồm đơn hàng vận chuyển.
10:00: Mỹ – Doanh số nhà chờ (tháng 9): doanh số giảm từ -1,8% xuống 0,2% theo tháng.
Thứ 6
8:30: Mỹ – GDP (Q3, sơ bộ): tăng trưởng dự kiến ở mức 3,3%, so với 4,2% theo quý.