- Chỉ số Dow đạt mức cao kỷ lục ngày thứ 6 tuần trước, chốt lại tuần tăng đột biến đối với thị trường chứng khoán Mỹ
- USD đảo chiều giảm, nhà đầu tư thoát khỏi tài sản an toàn và đầu tư vào cổ phiếu
Ngày đến hạn của 4 loại HĐ kỳ hạn gây biến động thị trường
Mặc dù ngày đến hạn của bốn loại hợp đồng kỳ hạn (Quadruple Witching) trên thị trường chứng khoán Mỹ là thứ 6 tuần trước, các chỉ số S&P 500, NASDAQ Composite và Russell 2000 đều đang giảm, đây vẫn là một tuần dáng nhớ, và theo quan điểm của chúng tôi, tuần tới thị trường sẽ tăng điểm.
Vào ngày thứ 6 thứ ba của mỗi tháng 3, tháng 6, tháng 9, và tháng 12, các loại hợp đồng kỳ hạn gồm quyền chọn chứng khoán, quyền chọn chỉ số, hợp đồng giao sau chứng khoán đơn lẻ và hợp đồng giao sau chỉ số đều đến hạn. Khi đến ngày này, thị trường thường biến động mạnh hơn do nhà đầu tư sẽ cân đối lại danh mục của họ. Thứ 6 tuần trước cũng không phải ngoại lệ. Nhà đầu tư đã chốt lời mạnh, các cổ phiếu công nghệ lớn như Amazon (NASDAQ:AMZN), Apple (NASDAQ:AAPL) và Facebook (NASDAQ:FB) đều gây áp lực lên chỉ số.
Thứ 6 tuần trước cũng khá đáng nhớ vì một lý do khác. Bản điều chỉnh mới nhất đối với tiêu chuẩn phân loại ngành công nghiệp toàn cầu (GICS) đã diễn ra. Ý kiến của MSCI và Standard and Poor được tập hợp lại, GICS chia các công ty trên thị trường tài chính thành các ngành, nhóm ngành, ngành cụ lể và tiểu ngành. Dựa vào cơ cấu phân loại mới, Facebook and Alphabet (NASDAQ:GOOGL) sẽ không còn là công ty công nghệ công tin mà chuyển thành dịch vụ viễn thông – ngành dự kiến sẽ thay thế ngành viễn thông truyền thống bằng cách sáp nhập các công ty điện thoại hiện có mà sử dụng internet và truyền thông.
Môi trường giàu mục tiêu
Các công ty vốn hoá lớn tăng trong tuần thứ 2, đạt mức kỷ lục mới mặc dù lãi suất tăng và cuộc chiến thương mại leo thang. Chỉ số S&P 500 Index giảm và đóng cửa hầu như đi ngang với mức giảm nhẹ 0,04%, kết thúc đà tăng trong 3 phiên. Trong tuần, dịch vụ công nghệ thông tin giảm 0,65% làm lu mờ đà tăng trong ngành năng lượng, tăng 0,63%. Chỉ số được theo dõi nhiều nhất Mỹ kết thúc tuần tăng 0,85% với ngành nguyên vật liệu tăng 1,94% và công nghiệp tăng 1,18%. Ngành tài chính tăng 1,81% trước bối cảnh lãi suất tăng, hỗ trợ chỉ số SPX. Nhằm xác nhận lại tâm lý tự tin trên thị trường, cổ phiếu phòng vệ Udịch vụ tiện ích giảm 2,28%.
Đáng chú ý hơn là diễn biến của chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones. Gần đây, chỉ số này luôn đi sau thị trường cho thấy tâm lý nhà đầu vẫn quan tâm đến chiến trah thương mại Mỹ-Trung do công ty này đang niêm yết trên một công ty nhạy cảm cao với các hàng hoá xuất khảu.
Chỉ số NASDAQ Composite giảm ngày thứ 6, 0,51và giảm 0,29% trong tuần.
Chỉ số Russell 2000 giảm trong ngày thứ 6, giảm 0,46% với tổng mức giảm là 0,55% trong tuần. Về mặt kỹ thuật,, chỉ số này đã hoàn thành động thái quay trở lại thành công với một tam giác tăng dần. Động thái này thành công do nó đã tìm được đường hỗ trợ ở đỉnh của mô hình mặc dù bị bán tháo.
Điều thú vị là, mức cao kỷ lục của chỉ số Dow ngày thứ 6 cho thấy độ sâu của nhà đầu tư hiện tại bất chấp quan ngại về chiến tranh thương mại. Tuy nhiên mô hình chỉ số này tăng cho thấy tâm lý nhà đầu tư chuẩn bị chuyển hướng.
Tuy nhiên, nhìn chúng, chúng tôi kỳ vọng thị trường sẽ tiếp tục tăng nhờ lợi nhuận doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế và các chỉ báo kỹ thuật. Tuy nhiên biến động vẫn sẽ là một yếu tố.
Các nhà đầu tư ngắn hạn sẽ được hưởng lợi từ môi trường “giàu mục tiêu”. Tuy nhiên, cần phải thận trọng. Khả năng thị trường giảm mạnh sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu lợi nhuận và các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn. Như vậy, nó vẫn chưa đủ để nhận định về hướng của thị trường. Điều quan trọng là nhà đầu tư cần phải biết thời điểm thích hợp.
Tâm lý chấp nhận rủi ro quay trở lại?
Đồn đoán về hợp đồng tương lai quỹ Fed cho thấy các nhà đầu tư đã định giá về lần tăng lãi suất tiếp theo trong tuần này vào thị trường. Tuy nhiên USD đã đảo chiều sau khi tạo ra đáy thứ 2 vào tuần trước trong một phiên giảm điểm đỉnh.
Từ quan điểm vĩ mô, mức tăng gần 10% đối với USD từ mức thấp trong tháng 2 nhờ tăng trưởng kinh tế cùng với việc thắt chặt chính sách của Fed. Tại sao, sau đó USD lại giảm, ngược với xu hướng thị trường đang điều chỉnh giảm khi nhà đầu tư chốt lời? Có thể, nhà đầu tư đang chán nản về diễn biến của cuộc chiến thương mại – điều khiến USD trở thành tài sản an toàn.
Nếu đúng như vậy, nhà đầu tư – từ yếu tố cơ bản – sẽ đi ra khỏi các tài sản ngoại tệ an toàn và đầu tư vào cổ phiếu, thị trường vừa đạt đỉnh trong tuần trước. Đáng chú ý nhất, diễn biến chỉ số Dow có thể là đại diện đối với giao dịch thể hiện tâm lý “lo ngại về cuộc chiến thương mại đang giảm dần”.
OPEC và các nước không thuộc OPEC đang phải cố gắng bù đắp việc thiếu hụt nguồn cung dầu Iran trong bối cảnh khối này và các nước đồng minh đang bất đồng ý kiến về việc gia tăng sản xuất. Về mặt kỹ thuật, giá dầu WTI tăng lên ngưỡng $71,81, đạt đỉnh trên đường xu hướng nối với mức cao kể từ ngày 20/7 hình thành đường kháng cự của mô hình đỉnh đầu vai. Tuy nhiên, giá đã không thể đóng cửa trên ngưỡng đó, giảm về mức $69,98.
Tuy nhiên, mức đóng cửa ở ngưỡng $70,78 đưa ra ngưỡng hỗ trợ. Vẫn chưa có đủ nhu cầu ở mức giá đó để hấp thụ và gây áp lực với nguồn cung mà “hỗ trợ” giá hiện tại.
Tuần tiếp theo
Mốc thời gian đều theo giờ EDT
Thứ 2
4:00L Đức – Chỉ số IFO(tháng 9): chỉ số môi trường doanh nghiệp tăng từ 102,8 lên 103,2.
8:30: Mỹ – Chỉ số Fed Chicago (tháng 8): chỉ số dự kiến tăng từ 0,2% lên 0,3%.
19:50: Nhật – Biên bản họp BoJ: biên bản họp này cung cấp thông tin về cuộc thảo luận quyết định chính sách tiền tệ mới nhất của ngân hàng trung ương.
Thứ 3
10:00: Mỹ – Chỉ số niềm tin người tiêu cùng Conference Board (tháng 9): dự kiến giảm từ 133,4 xuống 132,2.
Thứ 4
10:00: Mỹ – Doanh số nhà mới (tháng 8): dự kiến tăng từ 627K lên 630K theo tháng.
10:30: Mỹ – EIA Hàng tồn kho dầu mỏ: hàng tồn kho dự kiến giảm từ -3,677 triệu xuống -2,057 triệu trong tuần trước.
14:00: Mỹ – Quyết định lãi suất của Fed (14:30 Họp báo): Ngân hàng trung ương Mỹ dự kiến tăng lãi suất từ 2% lên 2,25%. Đây là kết luận được dự báo trước, vì vậy thị trường sẽ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tăng lãi suất, đánh giá về nền kinh tế Mỹ và cuộc chiến thương mại Mỹ.
Thứ 5
2:00: Đức – Chỉ số niềm tin người tiêu dùng GfK (tháng 10): chỉ số tăng từ 10,5 lên 10,6.
5:00: Khu vực Châu Âu – Khảo sát doanh nghiệp và người tiêu dùng (tháng 9): dự kiến giảm từ 1,22 xuống 1,19.
8:00: Đức – CPI (tháng 9, sơ bộ): dự báo ổn định ở mức 2% theo năm.
8:30: Mỹ – GDP (Q2, số liệu cuối cùng), Đơn hàng hàng hoá lâu bền (tháng 8), Chỉ số giá chi tiêu cá nhân (Q2, số liệu cuối cùng): GDP ổn định ở mức 4,2% theo quý, Đơn hàng hàng hoá lây bền tăng từ -1,7% lên 1,9%. Chỉ số giá PCE tăng từ 1,9% lên 2,6% theo quý và chỉ số PCE lõi ổn định ở mức 2%.
10:00: Mỹ – Doanh số bán nhà chờ (tháng 8): dự kiến tăng từ -0,7% lên -0,2% theo tháng trong tháng 7.
19:30: Nhật – Tỷ lệ thất nghiệp (tháng 8): tỷ lệ thất nghiệp ổn định ở mức 2,5%.
21:45: Trung Quốc – Chỉ số PMI sản xuất Caixin (tháng 9): dự kiến giảm từ 50,6 xuống 50,5.
Thứ 6
3:55: Đức – Tỷ lệ thất nghiệp (tháng 9): ổn định ở mức 5,2%.
4:30: Anh – GDP (Q2, số liệu cuối cùng): dự kiến ổn định ở mức 1,3% theo năm và 0,4% theo quý.
5:00: Khu vực Châu Âu – CPI (tháng 9): dự kiến ở mức 2,1% theo năm từ mức 2% và chỉ số CPI lõi tăng từ 1% lên 1,1%.
8:30: Mỹ – Thu nhập cá nhân và Chi tiêu (tháng 8): thu nhập tăng từ 0,3% lên 0,4% theo tháng và chi tiêu giảm từ 0,4% xuống 0,3% theo tháng.
9:45: Mỹ – Chỉ số PMI Chicago (tháng 9): chỉ số giảm từ 63,6 xuống 62.3.
10:00: Mỹ – Tâm lý tiêu dùng Michigan (tháng 9, số liệu cuối cùng): ổn định ở mức 100,8