- Chỉ số SPX tăng tháng thứ 3 liên tiếp, nhưng động lực tăng mỗi tháng đều giảm
- USD tăng ngay cả khi lãi suất trái phiếu tăng, Vàng đang tạo đỉnh
- Dầu đóng cửa phiên cao nhất kể từ tháng 11
Thị trường chứng khoán tăng tháng thứ 3 liên tiếp, đóng cửa quý tăng mạnh đầu tiên năm 2019 nhờ nhận xét của Fed về việc tăng lãi suất, lợi nhuận các công ty tốt hơn kỳ vọng cùng tinh thần lạc quan về thoả thuận thương mại Mỹ - Trung có khả năng sẽ đạt được. Lãi suất trái phiếu tăng vào thứ Sáu, phiên thứ 2, khiến thị trường vô cùng lạc quan trong Q2.
Tuy nhiên, mức tăng mỗi tháng thấp hơn tháng trước. Và lãi suất trái phiếu vẫn bị đảo ngược một phần cho thấy bên mua vẫn chưa hết lo lắng. Nhìn chung, chúng tôi vẫn giữ quan điểm tiêu cực.
S&P 500 có quý tăng tốt nhất kể từ Q2/2009
Chỉ số S&P 500 tăng 0,67% vào thứ Sáu nhờ ngành chăm sóc y tế tăng 1,2% và ngành công nghiệp tăng 1,08%. Ngành năng lượng giảm 0,15% và ngành bất động sản giảm 0,3% là 2 ngành duy nhất chìm trong sắc đỏ. Trên cơ sở tuần, chỉ số chuẩn vẫn tăng 1,2%. Ngành công nghiệp tăng 2,85%, nguyên vật liệu tăng 2,15%, tuy nhiên ngành phòng thủ như dịch vụ tiện ích giảm 0,55% và dịch vụ công nghệ thông tin giảm 0,43% là 2 ngành duy nhất chìm trong sắc đỏ.
Chỉ số SPX tăng 1,79% trong tháng. Ngành công nghệ tăng 4,43% và ngành bất động sản tăng 4,35%, trong khi ngành tài chính giảm 3,05% và ngành công nghiệp giảm 1,72%. Trong quý, chỉ số S&P tăng 14,03%. Tất cả các ngành đều nằm trong sắc xanh với mức tăng 7,62% là thấp nhất trong ngành chăm sóc y tế và ngành công nghệ tăng vọt 20,52%.
Đây là quý có diễn biến tốt nhất đối với chỉ số S&P 500 kể từ Q2/2009, nơi thiết lập đáy cho khủng hoảng hồi năm 2008.
Tuy nhiên, động lực SPX có thể đang dần cạn kiệt. Trong tháng 1, chỉ số tăng 7,87%, mức tăng đáng kể nhất kể từ tháng 10/2015. Tháng 2 tăng chậm hơn tháng 1 với mức tăng 2,97%, tuy nhiên vẫn là mức tăng đáng kể nhất kể từ tháng 8 năm ngoái (tất nhiên không bao gồm tháng 1), trở thành tháng có diễn biến tốt nhất trong 7 tháng. Tuy nhiên, tháng 3 chỉ tăng 1,79%, so với 2 tháng trước đó.
Về mặt kỹ thuật, đường 50 DMA cắt ngay dưới đường 200 DMA. Chỉ số SPX đã đóng cửa ở mức cao nhất kể từ đà bán tháo sau đỉnh hồi tháng 9.
Tuy nhiên, giá đã thất bại ngay cả khi kiểm nghiệm mức cao trong phiên của tuần trước, hình thành một cây nến shooting star giảm. Từ góc nhìn theo tháng, chúng tôi nhận thấy giá có thể đã hình thành mô hình hanging man chưa hoàn thiện (do một chân nến cao nhỏ) ở ngưỡng kháng cự cao tháng 1/2018, thiết lập một mô hình đỉnh đầu vai giảm. Cả đường MACD và RSI hỗ trợ quan điểm đó, với đường RSI cũng tạo ra một đường phân kỳ âm (mũi tên trong hình).
Lưu ý rằng tầm nhìn càng dài hạn, sự phân tích càng đáng tin cậy hơn, do đó cần phải kiên nhẫn hơn vì sẽ có nhiều thông tin gây nhiễu sóng cho đến khi đến được giai đoạn cuối của mô hình.
Lãi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ kết phiên tăng vào ngày thứ Sáu, phiên thứ 2 liên tiếp với chỉ báo MACD hướng về một đáy, còn chỉ báo RSI đã đạt đáy, hồi phục từ ngưỡng 26 - mức thấp nhất kể từ phiên bán tháo hồi tháng 12 lên ngưỡng 32, hoàn thành một đáy đôi. Tuy nhiên, lãi suất trái phiếu đóng cửa xa ngưỡng cao của nó. Trên biểu đồ khung tuần, lãi suất lại đóng cửa xa mức thấp, sau khi tìm được hỗ trợ ở ngưỡng 200 WMA.
Cuối cùng, theo góc nhìn tháng, chúng tôi cho rằng lãi suất trái phiếu đã giảm dưới đường xu hướng tăng kể từ đáy giữa năm 2016, sau khi tìm được kháng cự ở ngưỡng 200 MDA. Hiện nay, đường 50 và 100 MDA đang là ngưỡng hỗ trợ, khi chỉ báo MACD và RSI tháng đưa ra tín hiệu giảm trong dài hạn (mặc dù biểu đồ ngày và tuần dự báo sẽ có điều chỉnh tăng).
Ngay cả khi hồi phục trong phiên thứ Năm và thứ Sáu, lãi suất trái phiếu 10 năm vẫn thấp hơn so với kỳ hạn 3 tháng lần đầu tiên kể từ năm 2017, khi nó tạo tín hiệu về việc sụp đổ và cuộc Đại khủng hoảng năm 2008, điều tồi tệ nhất trong 70 năm.
Tuy nhiên, Chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari vẫn không tin rằng lãi suất đảo ngược là tín hiệu của việc suy thoái. Thay vào đó, ông tin rằng chính nhà đầu tư đang truyền thông tới Fed rằng ngân hàng trung ương có lẽ đã thắt chặt chính sách “hơi quá". Kashkari cũng bổ sung rằng, mặc dù vậy khả năng suy thoái vào năm sau “vẫn có thể xảy ra", tuy nhiên ông tin rằng nền kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục phát triển.
Tuy nhiên, Cố vấn kinh tế trưởng của Nhà trắng Larry Kudlow cho rằng Fed nên giảm lãi suất khoảng 0.5% “ngay lập tức", và tiếp tục “đổ dầu vào lửa" trong cuộc chiến giữa Trump và Fed. Thị trường sẽ hỗn loạn hơn sau khi Trump chọn Stephen Moore cho hội đồng Fed cũng nói như vậy.
Trong khi đó, USD tăng phiên thứ 4 liên tiếp, đạt mức cao nhất kể từ ngày 8/3, ngay cả khi nhu cầu đối với Trái phiếu giảm trong 2 ngày qua. Về mặt kỹ thuật, đồng bạc xanh đang hình thành một kênh tăng, với bên mua sẽ hoàn thành một phiên bứt phá tăng.
Mặt khác, Vàng dự kiến sẽ hoàn thành một mô hình đỉnh đầu vai đảo chiều.
Khi Anh đang tiến về gần cuộc Tổng bầu cử sau khi Nghị viện bác bỏ thoả thuận Brexit của bà Theresa May lần thứ 3 trong ngày thứ Sáu, Bảng Anh đã giảm. Về mặt kỹ thuật, đà giảm theo tuần thứ 2 của Bảng đã tránh việc hoàn thành một đáy của mô hình đỉnh đầu vai. Bảng Anh đang ở trong kênh hẹp kể từ tháng 8.
Các loại hàng hoá đều tăng, nhờ giá dầu tăng 30%, đạt mức cao nhất kể từ tháng 11 do OPEC giảm sản lượng. Về mặt kỹ thuật, giá đã không thể vượt ngưỡng cao ngày 21/3 ở mức $60,39, do đà tăng đã dừng dưới ngưỡng 200 DMA, và giá cũng không thay đổi nhiều từ hồi giữa năm 2016 đến giữa năm 2017. Khi giá cắt trên ngưỡng $61,50, điều này cho thấy giá sẽ quay lại xu hướng tăng lên khoảng $70 hồi năm 2018.
Tin trong tuần
Tất cả thời gian được liệt kê dựa theo múi giờ EDT
Chủ Nhật
21:30: Úc – Niềm tin doanh nghiệp NAB (tháng 3): dự báo tăng từ 2 lên 4.
21:45: Trung Quốc – Chỉ số PMI sản xuất Caixin (tháng 3): dự báo ổn định ở mức 50,1 từ 49,9.
Thứ Hai
4:30: Anh – Chỉ số PMI sản xuất (tháng 3): giảm từ 52 xuống 51,2.
5:00: khu vực Châu Âu – CPI (tháng 3, sơ bộ): giá ổn định ở mức 1,5% theo năm, và CPI lõi tăng để giảm từ 1,00 xuôgns 0,9%.
5:00: khu vực Châu Âu – Tỷ lệ thất nghiệp (tháng 2): tỷ lệ thất nghiệp ổn định ở mức 7,8%.
8:30: Mỹ – Doanh số bán lẻ (tháng 2): doanh số dự kiến tăng từ 0,2% lên 0,3% theo tháng.
10:00: Mỹ – Chỉ số PMI sản xuất ISM (tháng 3): hoạt động ổn định ở mức 54,2.
23:30: Úc – Quyết định lãi suất RBA: dự kiến sẽ không thay đổi chính sách.
Thứ Ba
4:30: U.K. – Chỉ số PMI xây dựng (tháng 3): dự kiến tăng từ 49,5 lên 49,8.
8:30: Mỹ – Số đơn hàng hoá lâu bền (tháng 2): số đơn hàng hoá dự kiếm giảm từ 0,3% xuống -1,1% theo tháng.
21:45: Trung Quốc – Chỉ số PMI dịch vụ Caixin (tháng 3): dự kiến tăng từ 51,1 lên 52,3.
Thứ Tư
5:00: khu vực Châu Âu – Retail Sales (tháng 2): doanh số dự kiến giảm từ 1,3% xuôgns 0,2% theo tháng và giảm từ 2,0% xuống 2,0% theo năm.
5:30: Anh – Chỉ số PMI dịch vụ (tháng 3): dự kiến giảm từ 51,3 xuống 51,0.
8:15: Mỹ – Báo cáo việc làm ADP (tháng 3): dự kiến có 184K việc làm sẽ được tạo ra, tăng từ 183K tháng trước.
10:00: Mỹ – Chỉ số PMI phi sản xuất ISM (tháng 3): chỉ số giảm từ 59,7 xuống 58,0.
10:30: Mỹ – EIA Hàng tồn kho dầu thô (kết thúc tuần 29/3): hàng tồn kho dự kiến giảm 2,7 triệu thùng.
Thứ Năm
10:00: Canada – Chỉ số PMI Ivey (tháng 3): dự kiến tăng từ 50,6 lên 51,4.
Thứ Sáu
8:30: Mỹ – Bảng lương phi nông nghiệp (tháng 3): dự kiến tăng 175K, từ mức 20K tháng trước. Tỷ lệ thất nghiệp dự kiến ổn định ở mức 3,8% và dự báo thu nhập theo giờ trung bình tăng 0,2%, giảm từ mức điều chỉnh tăng 0,4% theo tháng.