- Nếu thị trường chứng khoán tăng nhờ triển vọng về thương mại, tại sao cổ phiếu vốn hoá nhỏ vẫn tăng?
- Lãi suất trái phiếu giảm khi đà tăng trên thị trường chứng khoán năm 2019 bắt đầu
- Nhân dân tệ tăng nhờ thoả thuận tiền tệ, gây áp lực đối với USD, hỗ trợ thị trường mới nổi
- Dầu tăng lên gần ngưỡng $60
- Thoả thuận Brexit mới dự kiến tại Quốc hội Anh
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng vào thứ 6 sau khi Tổng thống Donald Trump nói ông có thể sẽ gia hạn thuế quan hạn chót ngày 1/3 nếu các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung có tiến triển. Dường như đáp lại lời của Tổng thống (hoặc có thể là tối hậu thư?), tình hình đã cho thấy một vài động thái tích cực. Phái đoàn Trung Quốc tuyên bố sẽ ở lại Washington vào cuối tuần nhằm tiếp tục các cuộc đàm phán. Ngay sau đó, chỉ số Dow, S&P 500, NASDAQ Composite tiếp tục tăng với chỉ số Russell 2000 vượt trội so với các chỉ số khác.
Mặc dù nhà đầu tư rõ ràng có cân nhắc tiến bộ thương mại là chất xúc tác đối với sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán, nhưng đôi khi tín hiệu từ thị trường có thể đang mách bảo điều gì đó với một câu chuyện khác. Các cổ phiếu vốn hoá nhỏ lẽ ra sẽ giảm mạnh do tiến bộ thương mại vì đó chủ yếu là các cổ phiếu tập trung trong nước, không tiếp xúc với thị trường toàn cầu, đằng này cổ phiếu vốn hoá nhỏ lại tiếp tục đà tăng. Điều đó tất nhiên đặt ra câu hỏi: trên thực tế, nếu thương mại là vấn đề lớn, tại sao các công ty vốn hoá lớn và các chỉ số mà chúng được đại diện tăng vượt trội?
Đồng thời, trái phiếu cũng tăng, gây áp lực lên lãi suất trái phiếu, cho thấy nhà đầu tư vẫn bám vào sự an toàn của trái phiếu Chính phủ, không chấp nhận rủi ro hết mình lên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng lãi suất trái phiếu vẫn có thể giảm.
Tất cả các chỉ số chính đều tăng, cổ phiếu vốn hoá nhỏ tăng vượt trội
Chỉ số S&P 500 tăng 0,64% ngày thứ 6, với ngành công nghệ dẫn đầu với mức 1,28% và ngành hàng tiêu dùng thiết yếu giảm -0,48%. Trong tuần, chỉ số chỉ tăng nhẹ, tăng 0,62%, với ngành dịch vụ tiện ích vượt trội với mức 2,41%, theo sau đó là ngành đại diện cho thương mại, nguyên vật liệu tăng 2,39%. Tuy nhiên, ngành đại diện cho thương mại khác, công nghiệp chỉ tăng nhẹ 0,69%.
Về mặt kỹ thuật, chỉ số S&P 500 tăng tuần thứ 4 liên tiếp và tiến gần đến ngưỡng kháng cự 2.816,94, là đỉnh hồi giữa tháng 10, ngưỡng cao nhất kể từ khi đạt ngưỡng 2.900, mức kỷ lục hồi tháng 9. Chỉ số tăng 8 trong số 9 tuần, với tổng mức tăng là 15,56%.
Chỉ số Dow Jones tăng 0,7% phiên thứ 6, kết thúc tuần giao dịch tăng 0,57%, tuần tăng thứ 9 liên tiếp, chuỗi tăng theo tuần dài nhất trong lịch sử kể từ năm 1995, cách đây gần 24 năm. Ngưỡng kiểm nghiệm tiếp theo trong ngắn hạn là 26.277,82, đỉnh tháng 11, mức cao nhất kể từ khi Dow giảm xuống dưới ngưỡng kỷ lục hồi tháng 9 là 27.000. Chỉ số này đã tăng tổng cộng 16,07% cho đến nay.
Chỉ số NASDAQ tăng 0,91% phiên thứ 6 và tăng 0,74% trong tuần giao dịch, tuần tăng thứ 9 liên tiếp với tổng mức tăng 18,86%.
Chỉ số Russell 2000 tăng phiên thứ 6, 1,06%. Nó cũng vượt trội trong tuần với mức tăng 1,33%. Đây cũng là tuần tăng thứ 9 liên tiếp, với tổng mức tăng là 23,31%.
Lưu ý rằng: Các công ty vốn hoá nhỏ của Hoa Kỳ đang đi theo hướng bất thường cùng với các chỉ số khác khi mọi người vẫn nghĩ rằng vấn đề về thương mại là vấn đề chính. Vào thời điểm này, đạt được thoả thuận về thương mại có thể xảy ra, các nhà đầu tư nên thoát khỏi các cổ phiếu vốn hoá nhỏ, nơi mà mọi người cho rằng họ đang giữ tiền khi rủi ro thương mại cao, vì thuế quan sẽ không ảnh hưởng đến lợi nhuận thị trường chứng khoán trong nước.
Sự thật rằng cổ phiếu vốn hoá nhỏ tiếp tục tăng mạnh cho thấy có một điều gì đó bất ổn đang diễn ra mà chúng tôi vẫn chưa thể lý giải được.
Lãi suất trái phiếu chuản bị giảm
Một dấu hiệu cảnh báo khác cho thấy những điều bất ổn đang rình rập: Lãi suất trái phiếu Kho bạc, bao gồm cả lãi suất trái phiếu 10 năm, lại dao động ngang thay vì tăng mạnh dù cho thị trường được đánh giá là đang trong giai đoạn risk-on.
Mọi người đều kỳ vọng rằng các nhà đầu tư sẽ dịch chuyển sự an toàn của trái phiếu sang tài sản có độ rủi ro cao hơn có đà tăng mạnh kể từ sau Giáng sinh. Tại sao lợi suất lại thấp hơn so với trước đó?
Hơn nữa, về mặt phân tích kỹ thuật, giá đã hình thành mô hình tam giác cân sau khi giảm 3,256% kể từ ngày tháng 8/10, và dao động quanh đường 100 DMA, sau khi giảm xuống dưới đường 50 DMA, tín hiệu cho thấy lãi suất trái phiếu sẽ giảm mạnh hơn về đường 200 DMA trên mức 2,3%. Điều đó sẽ xảy ra khi các nhà đầu tư vội vàng mong muốn bảo toàn vốn của họ với sự an toàn của Kho bạc, sau khi thoát khỏi cổ phiếu. Điều đó có nghĩa là cổ phiếu có dấu hiệu chuẩn bị giảm.
Bên cạnh lãi suất trái phiếu, USD đã giảm sau khi Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cho rằng hai nước đang dần đạt được thỏa thuận cuối cùng về tiền tệ. Về mặt kỹ thuật, đà giảm bắt đầu với mô hình nến shooting star theo khung tuần, nhưng chỉ số USD vẫn nằm trên đường xu hướng giảm trước đây kể từ tháng 11. Chỉ số RSI đang về vùng hỗ trợ tại đường kháng cự của đáy đôi, ngưỡng kháng cự trước đó vào tháng 11/2017.
USD suy yếu tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán mới nổi tăng phiên thứ 5, chuỗi tăng dài nhất kể từ tháng 5.
Dầu tăng vào cuối tuần, vượt ngưỡng $58. Tuy nhiên, theo nhận định, bên bán đang chiếm ưu thế tại ngưỡng $60.
Mặt khác, Tập đoàn Vitol, tập đoàn thương mại lớn nhất trên thế giới trng lĩnh vực năng lượng và hàng hóa, nhận định giá sẽ tiếp tục tăng, do các vấn đề ở Venezuela và việc cắt giảm sản xuất của OPEC gây ra sự thiếu hụt về nguồn cung.
Theo phân tích kỹ thuật, giá đã phá vỡ giai đoạn tích luỹ trong 3 tuần, cho thấy đà tăng sẽ đẩy giá dầu WTI lên cao hơn. Mặt khác, giá đã giảm sau khi chạm đường 50 WMA. Ngoài ra, đà tăng sau lễ Giáng sinh cùng thị trường chứng khoán đang hình thành mô hình nêm tăng. Do đó, bên bán có thể sẽ nhập cuộc tại ngưỡng $76,90, đỉnh tháng 10. Đó cũng là ngưỡng cao nhất kể từ tháng 11/2014.
Tuần tiếp theo
Thời gian liệt kê bên duới là EST
Thứ Hai
8:30: Mỹ – Chỉ số hoạt động quốc gia của Fed Chicago (tháng 1): dự báo giảm từ 0,27 xuống 0,1.
Thứ Ba
2:00: Đức – Tình hình tiêu dùng (March): Dự kiến duy trì ở mức 10.8.
8:30: Mỹ – Lượng nhà khởi công xây dựng và giấy phép xây dựng (tháng 12): Bắt đầu giảm xuống từ mức 3,2% xuống 0,5% theo tháng và số lượng giấy phép xây dựng từ 1,322 theo tháng, còn 1,290 triệu. .
Thứ Tư
5:00: khu vực Châu Âu – Tình hình kinh doanh (tháng 2): dự báo giảm 0,69 xuống 0,63.
8:30: Canada – CPI (tháng 1): giá dự kiến ổn định ở mức 1,7% theo năm.
10:00: Mỹ – Số lượng nhà chờ bán (tháng 1): Dự kiến giảm từ -0,4% xuống -2,2%.
10:30: Mỹ – Hàng tồn kho dầu theo EIA (kết thúc tuần 22/2): hàng tồn kho tăng 3,080 triệu lên 3,672 triệu thùng.
20:00: Trung Quốc – PMI sản xuất và phi sản xuất PMI (tháng 2): PMI sản xuất ở mức 49,4 trong khi PMI phi sản xuất giảm từ 54,7 xuống 54.
Thứ Năm
8:00: Đức – CPI (tháng 2, sơ bộ): CPI tăng từ 1,4% lên 1.5% theo năm
8:30: Mỹ – GDP (Q4): tăng trưởng theo quý từ 3,4% lên 2,4%.
9:45: Mỹ – Chicago PMI (tháng 2): chỉ số tăng từ 56,7 lên 57,5.
20:45: Trung Quốc – PMI sản xuất Caixin (tháng 2): dự kiến tăng từ 48,3 lên 48,5.
18:30: Nhật – Tỷ lệ thất nghiệp (tháng 1): dự kiến ở mức 2,4%
Thứ Sáu
00:00: Nhật – Niềm tin người tiêu dùng (tháng 2): dự kiến giảm từ 41,9 ống 41,3. Thị trường cần theo dõi: JPY
3:55: Đức - Thay đổi thất nghiệp (tháng 2): dự kiến giảm từ -2K xuống -5K.
4:30: Anh – Chỉ số PMI sản xuất (tháng 2): dự kiến giảm từ 52, 8 xuống 52,0.
5:00: khu vực Châu Âu – CPI (tháng 1, sơ bộ): CPI theo năm ổn định ở mức 1,5% và CPI lõi ở mức 1,1%.
5:00: Ý – Chính phủ đề xuất ngân sách: Ngân sách giữa Rome và Bruxel sẽ được tiếp tục thảo luận và nếu ngân sách này cho thấy chi tiêu tiếp tục tăng ở Ý, chúng ta có thể sẽ chứng kiến một vòng thoả thuận không thành công.
8:30: Canada – GDP (Q4): lãi suất theo quý giảm từ 0,5% xuống 0,4%. .
8:30: U.S. – Chi tiêu cá nhân (tháng 12): dự kiến giảm từ 0,4%.
10:00: Mỹ – Chỉ số PMI sản xuất ISM (tháng 2): dự kiến giảm từ 56,6 xuống 55,9.