- Kết quả báo cáo kinh doanh trái chiều; chủ nghĩa bảo hộ gây áp lực lên thị trường chứng khoán
- Lời chỉ trích của Trump khiến USD giảm từ mức cao nhất của năm
- Lãi suất tăng báo hiệu tâm lý đề phòng rủi ro xuất hiện nhưng mô hình kỹ thuật đưa ra khả năng đảo chiều
- Chiến tranh thương mại tăng làm giảm nhu cầu dầu mỏ
Thị trường chứng khoán Mỹ và USD đã đảo chiều phần lỡn nỗ lực tuần trước của họ khi Tổng thống Trump chỉ trích Cục dữ trữ Liên bang (Fed) và báo cáo kết quả kinh doanh của các công ty không đủ mạnh để gạt bỏ những rủi ro chính trị.
Chỉ số S&P 500 vào giữa tuần đã tăng lên 2% từ mức cao kỷ lục và USD đạt mức cao nhất trong một năm sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell có những ý kiến tích cực về nền kinh tế. Sau đó, Trump chia sẻ rằng việc Fed thắt chặt nền kinh tế “làm tổn thương tất cả những gì chúng ta đã làm”. Tổng thống cũng đe doạ một số luật thuế quan mới đối với Trung Quốc. Trong khi đó, kết quả kinh doanh Q2 trái chiều với Netflix (NASDAQ:NFLX) không đạt kỳ vọng về tăng trưởng số lượng thuê bao; giá cổ phiếu GE giảm mạnh.
Chỉ số S&P kết thúc tuần tăng nhẹ 0,09%. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones chỉ tăng một phần 3 mức đó. Chỉ số Nasdaq tăng 0,07% trong tuần.
Tất cả điều này sẽ ra sao? Trong khi tâm lý thị trường đang thất vọng vì kết quả kinh doanh gần đây cùng các chỉ báo kỹ thuật có thể đưa ra sự điều chỉnh, xu hướng vẫn còn nguyên. Chúng tôi đặt cược vào các cổ phiếu có mức tăng kỷ lục. Nhà đầu tư vẫn cảm thấy tích cực miễn là nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng và chúng ta sẽ đi cùng trên chiếc thuyền đó.
Biểu đồ ngày Chỉ số S&P 500
Như chúng tôi đã trao đổi nhiều lần, Trump có thể sẽ tiếp tục cuộc chiến thương mại vì có thể như ông đang chiến thắng. Trong khi nền kinh tế Trung Quốc và thị trường chứng khoán giảm sâu, thị trường Mỹ có diễn biến khá vượt trội.
Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm
Trong khi đó, đường cong lợi suất vẫn đang đi ngang. Đông thời, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng trong tuần, được coi là tín hiệu tích cực khi nhu cầu về trái phiếu giảm. Về mặt kỹ thuật, phiên tăng xảy ra trên đường kháng cự tiềm ẩn của mô hình đảo chiều đỉnh đầu vai, điều báo hiệu sẽ có đường phân kỳ âm, nghĩa là tín hiệu tiêu cực do no đưa ra triển vọng đối với nhu cầu trái phiếu sẽ tăng.
Biểu đồ ngày Chỉ số USD
Trump hạ giá USD từ mức cao nhất trong năm khi ông chất vấn lại Fed. Nhà đầu tư đã nghe cuộc tấn công của Tổng thống và cho rằng đã đến lúc phải bán. Tuy nhiên, Tổng thống có ảnh hưởng gì đến Fed không? Không. Fed không được Quốc hội tài trợ mà từ mối quan tâm đối với trái phiếu chính phủ và bảo vệ nó khỏi sự kiểm soát của chính phủ. Nếu bất cứ điều kỳ xảy ra, sự can thiệp này có thể gây ra phản ứng dữ dội vì Fed có thể cảm thấy cần phải chứng minh họ độc lập bằng cách ủng hộ việc tăng giá USD.
Mặt khác, USD vẫn tiếp tục tăng lên với sự hỗ trợ của các đường trung bình động chính khi các đường trung bình động đã cắt trên đường trung bình động dài hơn, cho thấy giá đang được củng cố bởi các tập hợp giá mở rộng hơn. Mặt khác, nó cũng diễn biến như vậy khi động lực suy yếu. Chỉ báo RSI cho thấy đường phân kỳ âm, cho thấy giá có thể thấp hơn. Giá đưa ra tín hiệu giảm khác. Liệu giá có cắt dưới đường xu hướng tăng kể từ giữa tháng 5 không? Mặt khác, nếu giá đóng cửa trên ngưỡng 95,50, điều này cho thấy nhu cầu hấp thụ tất cả nguồn cùng sẵn có ở các mức này và được chuẩn bị để đặt mua giá cao hơn nhằm tìm kiếm người bán.
Biểu đồ ngày giá dầu WTI
Về các yếu tố kỹ thuật, dầu đã giảm tuần thứ 3 liên tiếp trong bối cảnh quan ngại về căng thẳng thương mại leo thang sẽ cắt giảm nhu cầu năng lượng, làm suy yếu sự trấn an từ Ả rập xê út rằng họ sẽ không cung thêm dầu thô ra ngoài thị trường.
Về mặt kỹ thuật, giá cắt trở lại trên đường 50 DMA (màu xanh lá cây) sau khi tìm được đường 100 DMA (màu xanh da trời) hỗ trợ. Trong khi đó, đường 200 DMA (màu đỏ) đang đi theo một kênh tăng kể từ tháng 11/2017. Nói cách khác, bất chấp tất cả những bất ổn cơ bản đã biết, việc giá dầu giảm chỉ được coi là một sự điều chỉnh sau khi đã đạt đỉnh 75,27 USD ngày 3/6 do nhu cầu tăng từ mức thấp 67,03 USD trong phiên ngày thứ 3 lên mức 70,46 USD trong ngày thứ 6. Cuối cùng, giá đóng cửa trên ngưỡng tâm lý cho thấy nhà đầu tư vẫn khá thoải mái tiếp tục duy trì phiên cuối tuần ở mức giá có xu hướng thu hút biến động.
Tuần tiếp theo – Tất cả các mốc thời gian đều theo EDT
Thứ 2
8:30 – Mỹ Chỉ số hoạt động Quốc gia của Fed tại Chicago (tháng 6): dự kiến tăng từ -0,14 lên 0,4.
10:00 – khu vực Châu Âu Chỉ số niềm tin người tiêu dùng (tháng 7, báo cáo nhanh): dự kiến giảm từ -0,5 xuống -0,7.
10:00– Mỹ Doanh số bán nhà hiện tại (tháng 6): dự kiến tăng từ -0,4% lên 0,5% theo tháng.
20:30 – Nhật Chỉ số PMI sản xuất (tháng 7, báo cáo nhanh): chỉ số dự kiến tăng từ 53 lên 53,2.
Thứ 3
3:00-4:00 – PMI của Pháp, Đức, khu vực Châu Âu (tháng 7, báo cáo nhanh): Chỉ số PMI dịch vụ khu vực Châu Âu dự kiến giảm từ 55,2 xuống 55.
10:45 – Mỹ Chỉ số PMI sản xuất (tháng 7, báo cáo nhanh): sản xuất dự kiến giảm từ 55,4 xuống 55,1.
Thứ 4
4:00 – Đức Chỉ số IFO (tháng 7): business climate index to fall to 101.6 from 101.8.
10:00 – Mỹ Doanh số bán nhà mới (tháng 6): forecast to fall 2.8% MoM from a 6.7% rise.
10:30 – Mỹ EIA Tồn kho dầu mỏ (kết thúc tuần 20/7): stockpiles forecast to decline by 3.4 million barrels from a 5.8 million increase a week earlier.
Thứ 5
2:00– Đức Chỉ số niềm tin người tiêu dùng GfK (tháng 8): dự kiến giữ nguyên ở mức 10,7.
7:45 – Ngân hàng trung ương Châu Âu Quyết định lãi suất: chính sách dự kiến không thay đổi nhưng theo dõi ý kiến về những thay đổi có thể xảy ra trong tương lai.
8:30 – Mỹ Số lượng đơn hàng lâu bền (tháng 6): dự kiến tăng từ -0,4% lên 2,7% theo tháng.
Thứ 6
8:30 – Mỹ: Chỉ số GDP (Q2, kết quả đầu tiên): Tăng trưởng dự báo ở mức 4,1% theo quý.
10:00 – Mỹ Chỉ số niềm tin Michigan(tháng 7, số cuối cùng): dự báo tăng từ 97,1 lên 97,3.