Thị trường tiền tệ ngày 15/4/2019
Viết bởi Kathy Liên, Giám đốc điều hành Chiến lược ngoại hối Công ty quản lý tài sản BK
Tuần trước ngày thứ Sáu tốt lành và lễ Phục Sinh luôn là một tuần giao dịch kỳ lạ trên thị trường ngoại hối. Kỳ nghỉ lễ thường là thời điểm chốt lãi nhưng trong kỳ lễ Phục Sinh, chúng ta thường thấy mức thấp và cao ngắn hạn mới cùng động thái đảo chiều. Điều này cho chúng ta thấy các phiên bứt phá thường là bẫy đặc biệt khi tất cả các thị trường đều đóng cửa ngày thứ Sáu và cũng bị ngắt quãng trong phiên ngày thứ Hai. Điều làm nên sự khác biệt trong tuần này là dữ liệu công bố trong ngày thứ Ba, thứ Tư và thứ Năm. Các loại tiền tệ đang giao dịch trong kênh tích luỹ và chờ đợi lý do để bứt phá (có thể từ 10 báo cáo kinh tế chính) sau:
10 báo cáo kinh tế cần theo dõi trong tuần này:
1. Báo cáo việc làm của Anh
2. Khảo sát ZEW của Đức
3. CPI của NZ
4. GDP của Trung Quốc
5. CPI của Anh
6. Thị trường việc làm của Úc
7. PMI của khu vực Châu Âu
8. Doanh số bán lẻ của Anh
9. Doanh số bán lẻ của Mỹ
10. Doanh số bán lẻ của Canada
Đồng tiền có kết quả tích cực nhất trong ngày thứ Hai là Bảng Anh. Việc gia hạn 6 tháng đối với điều khoản 50 đã củng cố niềm tin giúp đồng tiền này tăng giá. Giá nhà đi lên là tín hiệu đầu tiền của tuần nhưng sẽ phụ thuộc chính vào các báo cáo về việc làm, doanh số bán lẻ & CPI để khẳng định xu hướng tăng mới cho GBP. Theo PMI, thị trường lao động đã được cải thiện với khối ngành dịch vụ, sản xuất và xây dựng trong tháng qua. Nên số việc làm chỉ giảm ở mức khiêm tốn nhưng câu hỏi thực sự được đặt ra là sự tăng trưởng về tiền lương – doanh nghiệp dường như sẽ khó mà tăng lương giữa những thông tin bất định về Brexit. Lạm phát có lẽ sẽ đi lên nhưng doanh số bán lẻ dường như khá thấp. Nếu dữ liệu tuần này là tích cực thì có lẽ cặp GBP/USD sẽ tăng lên 1,32.
Ngược lại đồng tiền có kết quả tệ hại nhất là CAD đã giảm mạnh khi giá dầu đi xuống và thống kê tình hình kinh doanh u ám. Thống kê này trở nên tiêu cực trong quý đầu tiên khi mà nhu cầu trong nước và quốc tế giảm so với quý trước đó. Lo ngại chính xoay quanh việc tăng trưởng ở Mỹ thấp và căng thẳng thương mại. Ngược lại, AUD kéo dài đà tăng trong khi NZD bỏ qua chỉ số PMI dịch vụ thấp. 2 ngành sản xuất và dịch vụ suy yếu gần đây trùng khớp với tâm lý ôn hòa từ ngân hàng Trung ương. Tuy nhiên CPI New Zealand sẽ được công bố vào thứ Tư và giá dường như sẽ đi lên đối với chi phí thực phẩm và hàng hóa. Cả 2 đồng tiền này đều được hỗ trợ từ nhận xét tích cực của Bộ trưởng tài chính Mnuchin về đàm thoại thương mại Mỹ - Trung. Một thỏa thuận sắp đạt được và tuyên bố tích cực sẽ tốt cho cả 2 đồng tiền này.
Euro là tâm điểm của phiên giao dịch ngày thứ Ba với thông kê ZEW Đức sẽ được công bố. Cho dù tăng trưởng đang chậm lại và có những lo ngại về khủng hoảng, thì DAX đang tăng và lãi suất trái phiếu cũng ở mức thấp giúp củng cố niềm tin của nhà đầu tư. EUR/USD cố gắng duy trì trên 1,13 và có thể sẽ không có sự đột phá ở cả 2 hướng cho đến khi báo cáo ZEW và PMI được công bố. Đợt bán tháo cổ phiếu cũng hạn chế USD/JPY kéo dài đà tăng lên cao hơn 112 cho dù thống kê sản xuất Empire State cao hơn dự báo. Khi không có báo cáo kinh tế Mỹ nào được công bố cho đến thứ Năm thì xu hướng có vẻ là giảm nhiều hơn tăng.