Tiếp tục rung lắc trong ngắn hạn
Trong quý 1, chỉ số VNIndex đã 3 lần thất bại khi nỗ lực vượt mốc cản tâm lý 1,200 điểm trong bối cảnh thị trường thiếu vắng các yếu tố hỗ trợ trong nước, mặt bằng giá cổ phiếu đã phục hồi đáng kể, khối ngoại đẩy mạnh bán ròng trong khi môi trường đầu tư bên ngoài nhiều biến động.Chúng tôi cho rằng các nhịp rung lắc nhiều khả năng sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới khi mà vùng cản quanh 1,200 điểm vẫn còn tiềm ẩn 1 lượng lớn áp lực cung chốt lời giá cao trong khi nguồn vốn cho vay margin tại các CTCK vẫn duy trì sát mức tối đa.
Triển vọng tích cực trong trung hạn được duy trì, chỉ số VNIndex hướng đến mốc 1,250 điểm trong quý 2
Dù thị trường được dự báo sẽ diễn biến phức tạp với các nhịp rung lắc, tăng/giảm đan xen, chúng tôi chưa nhận thấy rủi ro nào đáng kể có thể cản trở xu hướng tăng của thị trường trong trung hạn, tương đồng với sự khởi sắc của nền kinh tế, tăng trưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, trong bối cảnh mặt bằng lãi suất được dự báo khó có thể tăng mạnh. Theo đó, dù hoạt động mua đuổi vùng giá cao tiềm ẩn các rủi ro ngắn hạn, chúng tôi cho rằng bất cứ nhịp điều chỉnh sâu nào của thịtrường đều là cơ hội để tích luỹ cổ phiếu cho danh mục đầu tư trung- dài hạn với mục tiêu chỉ số VNIndex hướng đến mốc 1,250 điểm trong quý 2. Các yếu tố hỗ trợ thị trường trong Q2 bao gồm: 1) Fed và các NHTW lớn trên thế giới vẫn giữ nguyên chính sách tiền tệ nới lỏng; 2) Kinh tế Việt Nam và thế giới phục hồi hậu Covid-19; 3) Dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam được kiểm soát tốt và dịch bệnh trên toàn cầu được đẩy lùi nhờ tăng tốc phân phối vaccine; 4) Lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết tăng trưởng mạnh từ mức nền thấp của quý 1 năm trước.
Các yếu tố rủi ro, dù được đánh giá chưa ở mức cảnh báo có thể đảo chiều xu hướng tăng của thị trường, vẫn cần được theo dõi chặt chẽ
Các yếu tố rủi ro bao gồm: 1) áp lực bán ròng của NĐTNN lớn do lợi suất trái phiếu của Mỹ tăng cao cùng với xu hướng hồi phục của đồng USD; 2) việc phân phối vaccine Covid-19 ở châu Âu đang bịtrì hoãn; 3) rủi ro lạm phát và lãi suất trong nước bật tăng; 4) làn sóng Covid-19 lần thứ 4.
Các yếu tố tác động thị trường Q2 2021
Biến động TTCK Việt Nam trong những tháng đầu năm 2021 đã tiếp tục cho thấy sự ảnh hưởng mang tính chất chi phối từ bối cảnh vĩ mô toàn cầu nhiều biến động. Diễn biến dịch Covid-19, giá dầu, đồng USD, lợi suất TP Chính phủ Mỹ, các tín hiệu về sự thay đổi của chính sách tài khoá và tiền tệ của các Chính phủ và NHTW, kỳ vọng lạm phát… đã và sẽ tiếp tục tác động mạnh đến TTCK Việt Nam trong 1 vài quý tới.
Trong khi đó, đối với các yếu tố tác động trong nước, kỳ vọng vào nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ từ mức nền thấp của năm 2020 dưới tác động của dịch Covid19, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp bứt phá về tăng trưởng trong doanh thu và lợi nhuận sẽ là yếu tố có tính chất hỗ trợ thiết yếu cho diễn biến TTCK. Rủi ro trong nước tập trung chủ yếu liên quan đến lo ngại lạm phát, lãi suất tăng trở lại song hành cùng đà hồi phục của nền kinh tế.
Trong phần này của báo cáo, chúng tôi tập trung phân tích các yếu tố chính có ảnh hưởng đến TTCK Việt Nam trong các quý tiếp theo:
1. Kinh tế thế giới và Việt Nam bước vào giai đoạn phục hồi
Chúng tôi lạc quan về triển vọng phục hồi mạnh mẽ của kinh tế toàn cầu, tương đồng với những kì vọng chung của các nhà kinh tế học. Cở sở của nhận định trên đến từ (1) việc triển khai tiêm vaccine trên diện rộng ở một số nước đã giúp số ca nhập viện suy giảm, tạo tiền đề để nới lỏng giãn cách; (2) gói hỗ trợ tài khóa 1.9 tỷ USD của chính quyền tổng thống Biden mang tới hiệu ứng lan tỏa; (3) tỷ lệ tiết kiệm trên thu nhập toàn cầu ở mức cao, đặc biệt là ở Mỹ; và (4) chính sách hỗ trợ tiền tệ nới lỏng tiếp tục được duy trì.
Biểu đồ 1. Mỹ - Tương quan số ca nhập viện và số liều vaccine Covid-19 được tiêm (Triệu liều, %)
Biểu đồ 2. Tác động gói hỗ trợ tài khóa mới của Mỹ lên tăng trưởng kinh tế toàn cầu (%)
Biểu đồ 3. Mỹ - Tỷ lệ tiết kiệm / Thu nhập của người dân (%)
Biểu đồ 4. Khảo sát consensus tăng trưởng GDP toàn cầu trong năm 2021 (%)
Kinh tế Việt Nam có thể ghi nhận mức tăng trưởng cao trong năm nay. Với việc kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước cho thấy sự hồi phục chắc chắn, phản ánh qua diễn biến tích cực của chỉ số bán lẻ, sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại quốc tế những tháng gần đây. Chúng tôi tự tin cho rằng tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ ở mức cao và có thể vượt qua mục tiêu 6% của chính phủ nhờ (1) hoạt động sản xuất, thương mại hưởng lợi từ sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế toàn cầu; (2) chính sách tiền tệ nới lỏng vẫn được duy trì; (3) hoạt động đầu tư công được đẩy mạnh trong nhiệm kì mới; và (4) khả năng kiểm soát dịch bệnh Covid-19 tốt cùng với kế hoạch phân phối vaccine kịp thời.
Biểu đồ 5. Việt Nam - Chỉ số hoạt động sản xuất công nghiệp & doanh số bán lẻ (%)
Biểu đồ 6. Việt Nam – Kim ngạch xuất nhập khẩu (Tỷ USD)
Biểu đồ 7. Tỷ lệ vốn đầu tư NSNN / Tổng vốn đầu tư (%)
Biểu đồ 8. Khảo sát consensus tăng trưởng GDP các nước ASEAN trong năm 2021 (%)
2. Áp lực lạm phát của thế giới & Việt Nam – bắt đầu xuất hiện nhưng chưa lớn
Thị trường đã xuất hiện những lo lắng về những tín hiệu cảnh báo lạm phát của Mỹ gia tăng trong thời gian tới, thể hiện qua mức độ tăng cao của giá nguyên vật liệu đầu vào, chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển hàng hóa và qua mức tăng trưởng cung tiền đột biến của Fed.
Xem thêm tại đây