Nhận định thị trường
Tin xấu bao phủ, hi vọng hồi phục của thị trường lại vụt tắt
Tưởng như NĐT đã có 1 tuần thuận lợi khi VN-Index bước vào tuần mới với phiên tăng 27 điểm (2,5%), tuy nhiên liên tiếp những ngày sau đó NĐT đã đón nhận những thông tin về việc các doanh nghiệp chậm thanh toán lãi trái phiếu mà khởi đầu là sự cố tại Novaland (MCK: HM:NVL). VN-Index liên tiếp giảm trong 4 phiên sau đó và chốt tuần tại 1.039,56, giảm 19,75 điểm (-1,86%).
VCB (HM:VCB), HVN (HN:HVN) và SAB (HM:SAB) trở thành các bluechip hiếm hoi giúp VN-Index tăng điểm với mức ảnh hưởng lần lượt 0,6 điểm, 0,5 điểm và 0,3 điểm. Đáng chú ý khi top 10 cổ phiếu ảnh hưởng tích cực đến VN-Index có HQC với mức tăng 37,3% đã giúp VN-Index tăng 0,1 điểm. Chiều giảm điểm dẫn đầu bởi các cổ phiếu VHM (HM:VHM), MSN (HM:MSN), CTG (HM:CTG) và BID (HM:BID) kéo VN- Index giảm 7,7 điểm trong tuần.
Khối ngoại đảo chiều bán ròng cả 5 phiên với tổng giá trị lên đến trên 1.400 tỷ đồng. Dẫn đầu danh sách bán ròng là 2 cổ phiếu bất động sản VHM và DXG (HM:DXG) với giá trị bán ròng lần lượt đạt 243 tỷ đồng và 156 tỷ đồng. Chiều mua ròng, NKG (HM:NKG) và HSG (HM:HSG) đã dẫn đầu danh sách mua của khối ngoại với giá trị lần lượt đạt 56 tỷ đồng và 38 tỷ đồng.
Thị trường đã trải qua 1 tuần biến động lớn khi vừa tăng mạnh đã liên tiếp giảm điểm, diễn biến này sẽ khiến nhiều NĐT tỏ ra lo ngại với xu hướng ngắn hạn và khả năng sẽ hạn chế giao dịch trong tuần sau. Dự báo thanh khoản giảm, VN-Index có thể sẽ khó tiếp tục giảm mạnh trong các phiên đầu tuần và chúng tôi kỳ vọng sẽ có những phiên hồi ngắn hạn khi mốc MA 20 tuần (1.039) vẫn được duy trì trong tuần. Tuy nhiên chúng tôi đánh giá xu hướng ngắn hạn đang trong rủi ro biến động. Xu hướng ngắn hạn của VN-Index trở lại tiêu cực khi vừa vươn lên mức trung tính trong tuần trước, tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn đang ở mức -4 (TIÊU CỰC)
Cập nhật kỹ thuật các chỉ số
Bản tin thị trường
VN-Index trở lại đáy cũ cùng hỗ trợ MA 20 tuần có thể sẽ giúp chỉ số cân bằng ngắn hạn
Đồ thị kỹ thuật VN-INDEX (chart ngày)
Xem thêm tại đây