- Mặc dù các vấn đề địa chính trị, thị trường chứng khoán Mỹ và nền kinh tế vẫn tăng
- Tuy nhiên, không đạt được kỷ lục khi doanh thu tăng trưởng mạnh cho thấy nền kinh tế có dấu hiệu chậm lại
- Giá Dow hình thành đỉnh mới, kéo dài xu hướng tăng kể từ mức thấp tháng 4
- Giá dầu WTI tìm đường hỗ trợ xu hướng tăng kể từ tháng 11
Chúng tôi kỳ vọng mùa báo cáo kết quả kinh doanh này tốt sẽ hỗ trợ các chỉ số bứt lên mức kỷ lục mới. Tuy nhiên trong khi giá thực sự đã tăng trong tuần –Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones và Chỉ số Russell 2000 đều tăng 0,43% trong ngày thứ 6 trong khi chỉ số S&P 500 tăng 0,33% và chỉ số NASDAQ Composite tăng 0,13% - chúng tôi quan ngại rằng việc các chỉ số chính sẽ không đạt mức kỷ lục mới trong mùa kết quả kinh doanh này có thể là một tín hiệu cảnh báo.
Nếu kết quả kinh doanh lành mạnh, nền kinh tế tăng trưởng và xu hướng tăng của thị trường đã thất bại trong việc hỗ trợ các chỉ số đạt mức kỷ lục mới, nhà đầu tư còn gì để trông chờ khi mùa báo cáo đang kết thúc dần?
Mặc dù hầu hết các cổ phiếu đều tăng sau một tuần đầy biến động, tình hình địa chính trị đang trở lại và gần như chắc chắn sẽ trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư, kiểm nghiệm lại tâm lý tích cực. Khủng hoảng kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đang bị đe doạ sẽ lan ra thị trường khắp toàn cầu cân bằng lại thông tin cuộc đàm phán mới giữa Mỹ Trung và báo cáo kinh doanh tích cực. Giá cổ phiếu dao động mạnh theo những thông tin đang xảy ra từng giờ từng phút.
Tất cả đều về nền kinh tế
Thị trường có thể tăng thêm để trở thành đà tăng dài nhất lịch sử kể từ Chiến tranh thế giới thứ 2, trừ khi các cuộc đàm phán thương mại có quyết định tích cực. Chúng ta có thể thấy cổ phiếu đang kiểm nghiệm xu hướng tăng trong chu kỳ kinh tế này, có nghĩa là, tất cả mọi thứ đều phụ thuộc vào tăng trưởng liên tục của nền kinh tế.
Chỉ số S&P 500 Index tăng 0,59% trong tuần, hồi phục từ mức giảm 1,09%. Điều này tiếp tục đà tăng đã bị ngắt quãng từ tuần trước, trở thành tuần tăng thứ 6. Về mặt kỹ thuật, giao dịch trong tuần đã thất bại khi vượt qua đỉnh ngày 7/8 ở ngưỡng 2863,43, mở ra khả năng đảo chiều đỉnh đầu vai, nếu giá cắt dưới đường kháng cự, đường kết nối các mức thấp kể từ cuối tháng 7.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 1,41% trong tuần, sau khi tăng 429 điểm trong phiên ngày thứ 5, mức tăng lớn nhất đối với chỉ số này kể từ ngày 10/4 trong bối cảnh cuộc đàm phán thương mại mới và đà tăng ở một số cổ phiếu Walmart (NYSE:WMT), Caterpillar (NYSE:CAT), Boeing (NYSE:BA) và Cisco Systems (NASDAQ:CSCO). Về mặt kỹ thuật, chỉ số Dow đã đạt đỉnh mới trên ngưỡng trước 25692,72 ngày 7/8, mức cao nhất kể từ ngày 26/2 ở mức 25732,80.
Đỉnh mới này tiếp tục xu hướng tăng kể từ mức thấp tháng 3. Xét các doanh nghiệp niêm yết trên chỉ số Dow đều là những công ty nhạy cảm với thương mại, sự xác nhận xu hướng tăng này là tín hiệu tích cực trong trung hạn trong những tuần tới. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn quan ngại trong dài hạn ở những tháng sắp tới.
Trong số các chỉ số chính của Mỹ khác, chỉ số NASDAQ Composite có diễn biến kém, giảm 0,29% sau khi Tencent (OTC:TCEHY) giảm 6,7% do không đạt lợi nhuận kỳ vọng khi nó công bố kết quả kinh doanh ngày thứ 4 vừa qua. Về mặt kỹ thuật, tuần này giảm cùng với mô hình shooting star tuần trước xác nhận áp lực bán mô hình evening star trong 3 tuần từ 9/7 dến 27/7.
Chỉ số Russell 2000 tăng 0,36% trong tuần với nỗ lực tăng 3 tuần liên tiếp là 1,78%. Về mặt kỹ thuật, việc hồi phục lại từ mức thấp trong tuần đã hình thành cây nến hanging man, xác nhận giá đóng cửa thấp hơn trong tuần tới. Trong khi chỉ số này kết phiên thứ 6 ở mức 1692,95, mức đóng cửa gần nhất là 1696,81 ngày 16/6. Chỉ số vẫn chịu áp lực dưới ngưỡng 1700 kể từ khi cây nến high wave tuần hình thành vào ngày 18/6.
Tăng trưởng doanh nghiệp đạt đỉnh năm 2018?
Mặc dù chiến tranh thương mại và khủng hoảng Thổ Nhĩ Kỳ đang làm tâm điểm, nhà đầu tư vẫn hi vọng thị trường sẽ hồi phục. Một số thậm chí còn chỉ coi vấn đề thương mại là chiến lược đàm phán chứ không phải vấn đề gì nghiêm trọng – rủi ro này sẽ biến mất nếu thoả thuận được ký.
Các vấn đề của Thổ Nhĩ Kỳ gợi đến cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á năm 1997 hay khủng hoảng nợ Châu Âu năm 2011. Tuy nhiên, GDP Thổ Nhĩ Kỳ tương đối nhỏ, ở mức 857,7 tỷ USD năm 2016 so với 3467 tỷ USD của Đức và 18,57 nghĩn tỷ USD của Mỹ, khiến thị trường không quá quan ngại về vấn đề này.
Có lẽ quan trọng hơn, nền kinh tế Mỹ vẫn khoẻ mạnh với mức tăng trưởng 10% mạnh nhất kể từ quý 3/2011. Chi phí giảm cùng lợi nhuận gộp. Tuy nhiên, sự phục hồi trong tăng trưởng doanh thu đưa ra tín hiệu cho nền kinh tế mạnh hơn gồm cả việc cải thiện nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu doanh nghiệp.
Quan điểm của chúng tôi rằng tăng trưởng GDP Mỹ sẽ tăng trung bình từ 4% ở quý trước trong khi nền kinh tế ở nước này duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn. Do đó, chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận công ty sẽ tăng trở lại trong năm tới, nhưng tỷ lệ tăng trưởng sẽ tăng trong năm 2018. Chúng tôi cho rằng thị trưởng sẽ tiếp tục tăng trong năm tới nhưng tăng trưởng loại nhuận sẽ chậm lại cho thấy đà tăng thị trường chứng khoán có thể tăng trung bình trong quý cuối của năm.
Tuần tiếp theo
Tất cả thời điểm đều theo giờ EDT
Thứ 2
2:00: Đức – Chỉ số PPI (tháng 7): dự kiến tăng từ 0,3% lên 0,4% theo tháng.
Thứ 4
8:00: Mỹ – Doanh số nhà hiện hữu (tháng 7): dự kiến tăng từ -0,6% lên 0,8%.
10:30: Mỹ – Hàng tồn kho dầu mỏ EIA (kết thúc tuần 17/8): dự kiến hàng tồn kho dầu mỏ ở mức 2,719 triệu thùng..
Về mặt kỹ thuật, dầu thô WTI ngưỡng hỗ trợ đường xu hướng tăng kể từ giữa tháng 11. Điều này cho thấy giá giảm 14% kể từ đỉnh $75 từ đầu tháng 7. Hàng hoá vẫn còn trong xu hướng tăng.
14:00 Mỹ – Biên bản họp FOMC: không thay đổi so với cuộc họp trước, cho thấy biên bản này không đưa ra nhiều thông tin mới do USD tăng so với tháng trước. Biên bản này cần mạnh mẽ hơn để tránh đà bán tháo đối với USD.
20:30: Nhật – Chỉ số PMI sản xuất (tháng 8, sơ bộ): dự kiến tăng từ 52,3 lên 52,4.
Thứ 5
3:00 – 4:00: Pháp, Đức, Khu vực Châu Âu – Chỉ số PMI sản xuất và Dịch vụ (tháng 8, sơ bộ): Chỉ số PMI sản xuất giảm từ 56,9 xuống 56,6, trong khi chỉ số PMI sản xuất vẫn ở mức 55,1.
Mặc dù đồng euro tăng và hình thành một cây nến hammer, nó đã giảm dưới đường hỗ trợ tháng 11 và đáy tháng 5 ở ngưỡng 1,16, cho thấy cây nến hammer chỉ là một phiên điều chỉnh xu hướng tăng trong một xu hướng giảm chung.
7:30: Khu vực Châu Âu – Biên bản họp ECB: cho thấy đường hỗ trợ cho đồng euro nếu chúng củng cố việc thắt chặt chính sách trong dài hạn.
8:30: Mỹ – Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp (kết thúc tuần ngày 18/8): số đơn xin trợ cấp thất nghiệp dự kiến tăng từ 212K lên 215K.
9:45: Mỹ – Chỉ số PMI sản xuất và dịch vụ (tháng 8, sơ bộ): Chỉ số PMI sản xuất giảm từ 55,3 xuống 55,1, PMI dịch vụ giảm từ 56 xuống 55,9.
10:00: Mỹ – tỷ lệ nhà mới (tháng 7): dự kiến tăng từ -5,3% lên 2,5%.
10:00: Khu vực Châu Âu – Chỉ số niềm tin người tiêu dùng (tháng 8, sơ bộ): dự kiến giảm từ -0,6 xuống -0,7.
19:30: Nhật Bản – Chỉ số CPI (tháng 7): dự kiến ở mức -0,2% theo tháng và 0,4% theo năm từ mức 0,1% và 0,7%. Chỉ số CPI lõi tăng từ 0,8% lên 0,9% theo năm.
Thứ 6
8:30: Mỹ – Số đơn hàng hoá lâu bền (tháng 7): dự kiến giảm từ 0,8% theo tháng xuống -0,3%.