- TTCK hồi phục sau khi Kudlow của Nhà Trắng nói rằng thoả thuận thương mại là có thể
- Hi vọng về thương mại điều hướng thị trường mặc dù ngành Nguyên vật liệu và công nghiệp có bất thường giảm giá
- Lãi suất trái phiếu Mỹ dao động ở đỉnh , dấu hiệu tiêu cực đối với thị trường chứng khoán
- Giá Bitcoin hồi phục trở lại ngưỡng $4000
- Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến sẽ họp tại hội nghị G20 ở Ác-hen-ti-na vào ngày thứ 6.
- Phó Chủ tịch dự trữ Liên bang Richard Clarida phát biểu tại New York hôm thứ 3 và Chủ tịch Jerome Powell đề cập đến Câu lạc bộ Kinh tế New York ngày thứ 4
- Biên bản họp FOMC tháng 11 sẽ công bố vào thứ 5
- Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 tăng 0,1% lên mức cao nhất trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số Stoxx Europe 600 tăng 0,5% lên mức cao nhất trong 2 tuần.
- Chỉ số MSCI All-Country World Index tăng 0,2% lên mức cao nhất trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi tăng 0,8% lên mức cao nhất trong hơn 1 tuần, mức tăng đáng kể nhất trong gần 2 tuần.
- Chỉ số USD tăng hơn 0,1% lên mức cao nhất trong hơn 2 tuần.
- Yên Nhật giảm 0,1% xuống 113,86/USD, mức thấp nhất trong gần 3 tuần.
- Bảng Anh tăng ít hơn 0,05% lên $1,2749.
- Chỉ số MSCI tiền tệ thị trường mới nổi tăng ít hơn 0,05%.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm tăng ít hơn 1 điểm cơ bản lên 3,06%.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Đức giảm 1 điểm cơ bản xuống 0,34%.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Anh giảm 1 điểm cơ bản xuống 1,382%.
- Chênh lệch lãi suất trái phiếu 10 năm của Đức và Ý tăng 2 điểm cơ bản lên 2,956 điểm phần trăm.
- Chỉ số hàng hoá Bloomberg tăng 0,3%, phiên tăng đầu tiên trong tuần.
- Giá đồng LME tăng 0,4% lên $6146,50/mét tấn, mức tăng đáng kể nhất trong tuần.
- Giá vàng giảm 0,2% $1213,19/ounce, mức thấp nhất trong 2 tuần.
Sự kiện chính
Thị trường Châu Âu và hợp đồng tương lai chỉ số Dow, S&P 500 và NASDAQ 100 chớp sắc xanh trên bảng điện, kéo dài đà tăng hôm qua trên Wall Street do tâm lý nhà đầu tư vẫn ổn định trước bài phát biểu quan trọng của Chủ tịch Fed Jerome Powell.
Chỉ số STOXX Europe 600 tăng nhờ các công ty sản xuất năng lượng và khai khoáng do nhà đầu tư lấy tín hiệu từ phiên tăng điểm trên thị trường Châu Á, nơi các chỉ số tiêu chuẩn khu vực như chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản diễn biến vượt trội, tăng 1,02%. Chỉ số S&P/ASX 200 của Úc giảm 0,06%, là chỉ số khu vực duy nhất đóng cửa trong sắc đỏ do chỉ số nguyên vật liệu giảm.
Tài chính toàn cầu
Hôm qua, thị trường Mỹ kéo dài đà phục hồi với hy vọng giảm bớt căng thẳng thương mại giữa hai quốc gia lớn nhất thế giới. Ngoại lệ chắc chắn là chỉ số các công ty vốn hoá nhỏ giảm 0,8%. Ngược lại, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones có diễn biến vượt trội 0,44%, cho thấy sự lạc quan về cuộc chiến thương mại là động lực chính dẫn dắt tâm lý thị trường.
Thị trường chứng khoán thực tế đã đảo chiều thiệt hại sau khi Cố vấn kinh tế trưởng Nhà trắng Larry Kudlow cho biết cuộc họp giữa lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump là cơ hội để “chuyển mình” đối với quan hệ thương mại. Trớ trêu thay, sự bảo đảm của Kudlow không làm giúp ngành đại diện là nguyên vật liệu giảm 1,22%. Ngành công nghiệp giảm 0,17%, ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất trong giai đoạn thương mại. Chúng tôi không có lời giải thích nào đối với sự bất thường này.
Chỉ số S&P 500 tăng 0,33%, đánh dấu mức tăng 2 phiên là 1,87%. Ngành có diễn biến tệ thứ 2 sau nguyên vật liệu là năng lượng — với số phận bị ràng buộc do các vấn đề của dầu – đã đóng cửa giảm 0,28%. Ngành Chăm sóc sức khoẻ tăng 1,04% là ngành tăng mạnh nhất, tăng phiên thứ 3 liên tiếp do cổ phiếu CVS Health (NYSE:CVS)'s and Aetna (NYSE:AET) tăng sau khi Liên bang chấp thuận thương vụ sáp nhập $69 vào ngày thứ 2.
CVS tăng 2,13% ngày thứ 3, với mức tăng trong 3 phiên là 5,87%. Về mặt kỹ thuật, mô hình giao dịch đang hình thành đáy mô hình đỉnh đầu vai lớn kể từ tháng 11/2016.
Chỉ số NASDAQ Composite tăng 0,01% khó có thể giữ được đà tăng trong tuần này.
Trong khi lãi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ tiếp tục tích luỹ sau khi Phó Chủ tịch Fed Richard Clarida ủng hộ tăng lãi suất từ từ trước bài phát biểu của Powell ngày hôm nay.
USD ban đầu tăng nhưng sau đó dao động quanh ngưỡng trung lập. Về mặt kỹ thuật, đồng bạc xanh đã giảm 0,6% xuống dưới ngưỡng đóng cửa ngày 12/11 và cách 0,2% từ ngưỡng cao ngày 12/11. Bất kỳ mức tăng thêm nào sẽ kéo dài xu hướng tăng trung hạn và khiến USD lên mức cao nhất kể từ tháng 6/2017.
Bảng Anh tỏ ra khá tích cực trong những diễn biến mới trong cuộc chiến giữa Thủ tướng Anh Theresa May và Quốc hội, vì bà May dường như đã không cố gắng để Quốc hội thông qua dự thảo đề xuất mà không cần sửa đổi. Trái phiếu Châu Âu và euro đều giảm.
Bitcoin tăng trên ngưỡng $4000 sau khi giảm hồi đầu tuần.
Giá dầu Brent cũng hồi phục ở ngưỡng $61/thùng, mặc dù sau đó nó giảm vào khu vực tiêu cực. Nhìn chung, những biến đổi gần đây trên thị trường dầu dường như thay đổi trong năm nay.
Cuối ngày hôm nay, bài phát biểu của Powell sẽ được nghiên cứu kỹ để tìm kiếm đầu mối về tốc độ thắt chặt lãi suất của Fed có chậm lại không. Gần đây, nhà đầu tư đã phản ứng mạnh mẽ đối với việc loại bỏ của Ngân hàng trung ương, vốn là động lực chính cho tăng trưởng thị trường tăng trưởng dài nhất kỷ lục. Clarida cho biết rủi ro đối với nền kinh tế Mỹ là "ít nghiêng về xu hướng giảm", trong khi Chủ tịch Fed St. Louis James Bullard thận trọng hơn, chia sẻ với Reuters rằng các quan chức phải theo dõi các "vết nứt" trong sự phục hồi của Mỹ và tăng trưởng sẽ chậm lại năm 2019 và 2020.
Chúng tôi đã nhiều lần cho rằng lãi suất là động lực chính thúc đẩy thị trường lâu dài, trong khi câu chuyện thương mại Mỹ-Trung sẽ ít tác động hơn trong dài hạn. Tuy nhiên, tâm điểm của nhà đầu tư cũng sẽ chuyển sang cuộc họp được chờ đợi từ lâu giữa Trump và Tập Cận Bình ở Buenos Aires tuần này. Kết quả còn thể không chắc chắn sau những thông điệp trái chiều gần đây của Trump.
Tin tiếp theo
Chuyển động thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá