- Cổ phiếu toàn cầu ở Mỹ, Châu Á và Châu Á vẫn tiếp tục bị bán
- Thị trường Úc vượt qua xu hướng ngày thứ 2 liên tiếp
- Công ty Xiaomi của Trung Quốc tổ chức IPO ở Hồng Kông
- Giá dầu sẽ tiếp tục tăng - hãy hỏi Ả rập Xê út
- Mô hình tích luỹ của chỉ số S&P 500 và Dow cho thấy bên bán đang thắng thế, trong khi chỉ số Russell 2000 đang diễn biến khá tốt
- Cổ phiếu Apple tăng 4% nhưng đóng cửa dưới đỉnh kênh giảm
- Tại sao USD giảm sau công bố của Fed rằng có thể lãi suất sẽ tăng trong thời gian tới?
- Chỉ số giá sản xuất của khu vực Châu Âu dự kiến công bố vào hôm nay
- Uỷ ban Châu Âu sẽ trình bày các dự báo kinh tế mùa xuân, bao gồm dự báo về tăng trưởng, lạm phát, nợ và thâm hụt thương mại.
- Dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ dự kiến công bố ngày thứ 6, có thể sẽ tăng lên trong tháng 4 trong khi tỷ lệ thất nghiệp dự kiến giảm 4%.
- Ngân hàng dự trữ Úc công bố báo cáo cập nhật hàng quý về dự báo tăng trưởng và lạm phát vào thứ 6.
- Berkshire Hathaway (NYSE:BRKa) tổ chức họp Hội đồng cổ đông ở Omaha, Nebraska vào ngày thứ 7 tuần này.
- Chỉ số STOXX Europe 600 giảm 0,2% tính theo 8:06 giờ Luân Đôn, hướng đến phiên giảm mạnh nhất trong hơn 1 tuần.
- Giá S&P 500 Futures tăng 0,1%.
- MSCI All-Country World Index giảm 0,1% xuống mức thấp nhất trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,1%, phiên giảm đầu tiên trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số DAX của Đức giảm 0,1%, phiên giảm đầu tiên trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số MSCI các thị trường mới nổi giảm 0,7% xuống mức thấp nhất trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương giảm 0,3% xuống mức thấp nhất trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số USD giảm 0,35%.
- Đồng euro tăng 0,1% lên mức $1,1968.
- Đồng Bảng tăng 0,1% lên mức $1,3587, tphiên tăng đầu tiên trong hơn 1 tuần.
- Đồng yên Nhật tăng 0,1% lên 109,73/USD.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 1 điểm cơ bản lên 2,98%, mức cao nhất trong tuần.
- Lãi suất kỳ hạn 10 năm của Đức tăng 1 điểm cơ bản lên mức 0,59%, mức cao nhất trong tuần.
- Lãi suất kỳ hạn 10 năm của anh tăng 1 điểm cơ bản lên 1,457%, mức cao nhất trong tuần.
Sự kiện chính
Thị trường Chứng khoán Châu Âu giảm trong phiên sáng nay với hầu hết các ngành đều chìm trong sắc đỏ. Cụ thể các công ty bảo hiểm có diễn biến khá tồi tệ.
Đầu ngày hôm nay, cổ phiếu Châu Á cũng bị áp lực, phản ánh sự suy giảm trong phiên tối qua ở thị trường Mỹ sau khi Fed công bố lãi suất không thay đổi ngày hôm qua tuy nhiên vẫn xác nhận kế hoạch thắt chặt tiền tệ do họ kỳ vọng lạm phát sẽ tăng cao hơn dự kiến.
Tuy nhiên giá hợp đồng tương lai S&P 500, NASDAQ 100 và Dow đều đang hướng đến một phiên tăng trong sáng nay, trong khi USD vẫn tiếp tục giảm.
Liệu nhà đầu tư có còn tìm kiếm lạc quan đối với kết quả kinh doanh trong Q1 hay căng thẳng thương mại Mỹ-Trung trước các cuộc đàm phán ngoại giao vào ngày mai sẽ bao trùm thị trường, khiến cổ phiếu tiếp tục giảm?
Đầu ngày hôm nay, chỉ số S&P/ASX 200 của Úc đã vượt qua xu hướng giảm chung của khu vực trong ngày thứ 2 liên tiếp do các cổ phiếu tài chính tiếp tục hồi phục từ mức giá bán tháo trước đó.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc cũng tăng nhẹ sau khi giảm lúc đầu phiên trong khi diễn biến của chỉ số Hang Seng Hồng Kông không được tích cực mặc dù nhà sản xuất điện thoại thông minh Xiaomiđã thông báo về việc IPO trên sàn Hồng Kông hôm nay. Công ty này đang huy động 10 tỷ USD từ nhà đầu tư, được coi là thương vụ IPO lớn nhất thế giới từ khi Alibaba's (NYSE:BABA) tạo ra bước đột phá trong thị trường này kể từ tháng 9/2014. Việc chào bán dự kiến diễn ra “trong vài tháng tới”, theo CNN.
Sàn chứng khoán Nhật Bản vẫn tiếp tục đóng cửa trong kỳ nghỉ lễ Hiến pháp.
Tình hình tài chính toàn cầu
Xiaomi thật sự đã tạo nên điều đáng kinh ngạc với đợt IPO của mình, tuy nhiên sẽ còn nhiều những đợt IPO lớn hơn nữa đang chuẩn bị diễn ra. Saudi Arabia đang chuẩn bị bán đi 5% cổ phần của công ty năng lượng quốc gia Aramco với mức giá 100 tỷ USD - gấp 4 lần kỷ lục hiện tại được Alibaba nắm giữ. Đợt IPO này sẽ được diễn ra tại sàn giao dịch quốc gia Tadawul vào dự kiến là cuối năm nay hoặc đầu năm 2019.
Đợt IPO của Aramco sẽ có ảnh hưởng gì tới thị trường dầu nếu chúng ta coi giá dầu với giá cổ phiếu Aramco tỷ lệ thuận với nhau? Có thể nói giá dầu càng cao thì cổ phiếu Aramco sẽ càng có giá trị.
Dù vậy, các chính sách liên quan đến dầu mỏ của Saudi trong những năm gần đây vẫn khiến nhà đầu tư nao núng. Giữa năm 2014 và 2016, họ đã đẩy cao nguồn cung dầu mỏ để chiếm lĩnh thị trường dù phải bỏ rơi giá dầu. Tuy nhiên kể từ 2016, Saudi đã cam kết giảm lượng cung để đẩy giá dầu bằng mọi cách. .
Xâu chuỗi sự kiện lại, ta có thể cho rằng mục tiêu chính trong chiến lược của Saudi trong 4 năm qua là để chuẩn bị cho đợt IPO của Aramco. Đầu tiên, họ chiếm lĩnh thị trường rồi sau đó mới hướng đến lợi nhuận.
Nếu như vậy, nhiều khả năng là Saudi Arabia sẽ tiếp tục theo con đường này tập trung đẩy giá dầu lên cao trước thềm IPO. Liệu tổng thống Mỹ Donald Trump có nên rút lại biện pháp trừng phạt với Iran khi điều này làm cắt giảm nguồn cung hàng triệu thùng dầu một ngày khiến cho giá dầu tiếp tục tăng cao. Nhưng trong ngắn hạn, dự trữ gia tăng và giá USD đang giao động quanh đỉnh của 4 tháng đang giúp quốc gia này cân bằng về giá.
Ngày hôm qua, nhà đầu tư Mỹ tiếp tục rơi vào xáo trộn trên thị trường chứng khoán vốn đã rất náo loạn trong năm nay. S&P 500 and Dow Jones Industrial Average mở cửa thấp hơn, bình ổn trong 03 giờ đầu rồi đảo chiều tăng trước hội nghị chính sách FED. Tuy nhiên, trong 02 giờ cuối phiên giao dịch, giá cổ phiếu lại giảm điểm. Ngân hàng trung ương lên tiếng về lạm phát có thể đạt đỉnh ở mức 2,00%.
Nhưng những ngầm ý sau đó mới khiến nhà đầu tư lưu tâm. Trên thực tế, FED không hề đưa ra tín hiệu nào về việc sớm ban hành các chính sách thắt chặt tiền tệ. Không rõ tại sao điều này lại gây ngạc nhiên với giới đầu tư: lạm phát tăng và đặc biệt là vượt trên mức mực tiêu sẽ là cơ sở để FED trở nên mạnh tay hơn, cũng như là các nhà hoạch định chính sách sẽ sẵn sàng đưa ra bất cứ giải pháp nào để giải quyết vấn đề lạm phát.
Sự phục hồi giữa ngày hôm qua của cổ phiếu Mỹ một lần nữa lại đến từ cổ phiếu công nghệ, trong đó bao gồm Apple (NASDAQ:AAPL). Trong khi cổ phiếu của nhà sản xuất máy tính và điện thoại này tăng hơn 5% tại mức cao nhất trong ngày sau khi công bốkết quả kinh doanh vào thứ Ba, thị trường đóng cửa ở dưới đỉnh của kênh giảm, gần 4% cao hơn mức đáy của kênh.
Trên thực tế, nó đã vượt qua đỉnh nhưng đóng cửa ở mức thấp hơn ghi nhận cho một ngưỡng kháng cự được dự đoán trước. Liệu ngưỡng kháng cự này có thể chống lại đợt tăng giá. Giá có thể sẽ rớt xuống đáy kênh ở mức có thể hiểu được 160 USD, liệu thị trường có nên bán ra.
Trong một số bài viết gần đây, chúng tôi thường thảo luận về đợt tích luỹ của thị trường chứng khoán Mỹ do những chỉ số này đã đạt mức cao kỷ lục trong thời gian vừa qua, gồm chỉ số Russell 2000 đạt ngày 23/1, chỉ số SPX đạt ngày 26/1 và chỉ số Dow và NASDAQ Composite đạt ngày 12/3. Chúng tôi nhấn mạnh cuộc tranh luận giữa các nhà phân tích kỹ thuật về hình dạng của mô hình chỉ số S&P500 rằng liệu đây là một tam giác đối xứng hay là một tam giác giảm. Kể từ cuối tháng 3, các cổ phiếu đều đang tích luỹ trong biên độ hẹp, chỉ số SPX sẽ tiếp cận đỉnh của tam giác tại thời điểm nó sẽ “chọn đi theo một bên”.
Trong khi phạm vi giá vẫn neo trên ngưỡng 100 dma ngay cả khi chỉ số bước vào một đợt bán mạnh đầu tiên sau khi đạt mức cao kỷ lục, giá đã trượt nhẹ xuống dưới đường 100 dma trong đợt bán tháo thứ 2 (từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 4), tuy nhiên vẫn tìm thấy hỗ trợ ở đường 200 dma. Việc thay đổi từ hỗ trợ sang kháng cự đối với đường 100 dma ủng hộ bên bán nhiều hơn bên mua.
Chỉ có chỉ số Russell 2000 vẫn ở trên ngưỡng 100 dma. Đây là chỉ số chính duy nhất của Mỹ tăng nhẹ trong 2 phiên vừa qua. Các cổ phiếu niêm yết ở đây đều có mức vốn hoá nhỏ - đặc biệt là các doanh nghiệp nội địa không phụ thuộc vào thị trường nước ngoài – đã thu hút nhà đầu tư tại thời điểm này do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang.
Chỉ số Dow đang thấp hơn mức kỷ lục 11%, chỉ số S&P 500 thì thấp hơn 9% còn NASDAQ là 7,3% trong khi chỉ số Russell chỉ thấp hơn mức thấp kỷ lục 3,3%. So sánh này cho thấy căng thẳng thương mại là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư. Đây là yếu tố rõ ràng nhất phân biệt diễn biến của chỉ số vốn hoá nhỏ và những cổ phiếu vốn hoá lớn. Ảnh hưởng của nó đã làm lu mờ việc sửa chữa thuế của Tổng thống Trump, khiến các công ty nội địa sẽ được hưởng lợi ít hơn hoặc không có lợi ích.
Trong những giờ giao dịch đầu tiên sau thông báo của Fed, điều được xác nhận rằng sẽ có thêm 3 lần tăng lãi suất trong năm 2018, USD giảm nhẹ 0,4% tuy nhiên sau đó hồi phục 0,55% trong vòng 2 giờ. Kể từ đó, đồng bạc xanh đã giảm liên tục và đã giảm 0,36% tại thời điểm viết.
Tại sao? Không phải rằng lãi suất tăng khiến nhà đầu tư phải trả nhiều hơn khi nắm 1 USD, cũng như chênh lệch lãi suất so với các loại ngoại tệ khác (như với các Ngân hàng trung ương như BoE, ECB và BoJ)? USD đang bị quá bán.
Sau khi tăng 10 phiên trong số 11 phiên, nhà đầu tư hiện đang chốt lời. Sự tăng giá liên tục của USD sau thông báo của Fed hôm qua có lẽ chủ yếu được xác định bởi các nhà đầu tư ngắn hạn.
Tin tiếp theo
Chuyển động thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá