- Thị trường Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm, tâm lý tiêu cực bao trùm
- Hợp đồng tương lai giảm, lãi suất trái phiếu Mỹ đạt mức cao mới trong 7 năm sau biên bản họp của Fed
- Thị trường Châu Âu đi ngược xu hướng trước kết quả kinh doanh vượt trội
- Diễn biến chỉ số vốn hoá nhỏ của Mỹ tạo tín hiệu đạt đỉnh
- GDP quý 3 của Trung Quốc công bố ngày thứ 6, cùng với số liệu doanh số bán lẻ và sản lượng nhà máy.
- Chỉ số STOXX Europe 600 tăng 0,4%.
- Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 giảm 0,3%.
- Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,1% lên mức cao nhất trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số DAX của Đức tăng 0,5%.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi giảm 0,7%.
- Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương giảm 0,7%.
- Chỉ số USD giảm 0,07%, giảm mức tăng trước đó và hình thành một cây nến shooting star.
- Đồng euro tăng ít hơn 0,05% lên mức $1,1506.
- Bảng anh giảm 0,1% xuống $1,3102, mức thấp nhất trong hơn 1 tuần.
- Yên Nhật tăng ít hơn 0,05% lên mức 112,64/USD.
- Lãi suất trái phiếu Mỹ 10 năm giảm ít hơn 1 điểm cơ bản xuống 3,2%.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Đức tăng 1 điểm cơ bản lên 0,47%, mức tăng đáng kể nhất trong tuần.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Anh tăng 2 điểm cơ bản lên 1,591%, mức tăng đầu tiên trong hơn 1 tuần.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Ý tăng 1 điểm cơ bản lên 3,557%.
- Giá dầu WTI giảm 0,2% xuống $69,59/thùng, mức thấp nhất trong tháng.
- Giá vàng giảm 0,1% xuống $1221,09/ounce.
Sự kiện chính
Thị trường Châu Á và hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500, Dow và NASDAQ 100 giảm trong phiên hôm nay sau biên bản họp của Fed xác nhận mục tiêu của họ là tiếp tục trên con đường tăng lãi suất trong năm tới.
Lãi suất trái phiếu 10 năm tăng lên mức cao nhất trong 7 năm, vượt ngưỡng 3,2% và nhắm đến ngưỡng cao 3,261% ngày 9/10, khi biên bản họp FOMC cho rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ vẫn tăng lãi suất trên ngưỡng trung lập – nghĩa là họ sẽ tiếp tục thắt chặt nền kinh tế.
Trong khi đó, USD giảm nhẹ sau khi đạt mức cao trong 1,5 tuần trước công bố của Fed.
Chỉ số STOXX Europe 600 đi ngược xu hướng giảm nhờ kết quả kinh doanh các công ty vượt trội, tiếp tục hồi phục từ mức thấp trong 22 tháng trong tuần trước do quan ngại về việc chi phí vay tăng do lãi suất trái phiếu Mỹ tăng và rủi ro địa chính trị. Chuỗi siêu thị Pháp Carrefour (PA:CARR) là công ty dẫn đầu đà tăng với mức 7,5% khi công ty công bố doanh số tăng ở thị trường Pháp và Bra-xin, làm lu mờ doanh số yếu kém ở phía Nam Châu Âu. Theo lĩnh vực ngành, viễn thông là ngành có diễn biến vượt trội với công ty Thuỵ Điển Tele2 (ST:TEL2b) có kết quả kinh doanh vượt trội.
Trong phiên Châu Á, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm, giảm 2,94% sau khi Chính quyền Trump làm trầm trọng hơn cuộc chiến thương mại bằng cách rút lui khỏi hiệp định 144 năm tuổi được 129 quốc gia ký vào, khiến các công ty Trung Quốc giảm phí vận chuyển đối với hàng hoá nhỏ gọn gửi đến Mỹ. Chỉ số này giảm xuống mức thấp mới trong gần 4 năm, tâm lý tiêu cực bao trùm thị trường.
Chỉ số Hang Seng có diễn biến khá tốt, chỉ giảm 0,03%. Chỉ số Nikkei 225 giảm 0,8%. Chỉ số KOSPI giảm 0,89%. Chỉ số S&P/ASX 200 tăng 0,06% và là chỉ số chính duy nhất đóng cửa trong sắc xanh.
Tài chính toàn cầu
Hôm qua, thị trường chứng khoán Mỹ giảm trong bối cảnh báo cáo kết quả kinh doanh có diễn biến trái chiều và dấy lên quan ngại về lãi suất. Chỉ số S&P 500 giảm 0,03%, hồi phục từ mức giảm 0,95% trước đó. Ngành công nghiệp giảm 0,73%, và ngành nguyên vật liệu giảm 0,64%, ảnh hưởng nặng nề đến chỉ số chung. Ngành tài chính tăng 1,01% giúp chỉ số giảm bớt thiệt hại, khi lãi suất tăng khiến lợi nhuận ngành ngân hàng tăng.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 0,36%, do cổ phiếu IBM (NYSE:IBM) công bố kết quả kinh doanh đáng thất vọng. Giá cổ phiếu giảm hơn 7% xuống mức thấp nhất trong 19 tháng, mức giảm mạnh nhất trong 4 năm, sau khi công bố doanh thu đạt 18,76 tỷ USD, không đạt so với kỳ vọng 19,10 tỷ USD.
Chỉ số NASDAQ Composite giảm 0,04%, do vấn đề thuế quan mặc dù Netflix's (NASDAQ:NFLX) tăng 5,28%, sau khi tăng số lượng thuê bao 9,4 triệu. Tuy nhiên, một số người phân tích cho rằng Netflix sẽ không đạt được tăng trưởng trên quy mô toàn cầu.
Về mặt kỹ thuật, đà tăng hôm qua không chỉ hơn một nửa mức 9,25%, thị trường giảm từ mức giá mở cửa đã xác nhận nguồn cung bị thiếu hụt như chúng tôi đã cảnh báo.
Chỉ số Russell 2000 có diễn biến kém hiệu quả, giảm 0,45%. Chúng tôi thấy cần lưu ý cả 2 chỉ số vốn hoá nhỏ và lớn đều đang giảm so với chỉ số S&P 500 và chỉ số NASDAQ, sau khi Dow Jones và Russell đều đang duy trì một đường phân kỳ âm kể từ tháng 3 do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại. Nhà đầu tư mua cổ phiếu vốn hoá nhỏ khi triển vọng về khả năng áp dụng các loại thuế quan tăng và quay về các công ty vốn hoá lớn.
Có phải vì SEC đã giúp các công ty nhỏ dễ dàng giấu thông tin tài chính có thể ảnh hưởng đến giá trị của công ty? Mặc dù chưa rõ ràng, nhà đầu tư cần phải theo dõi chặt chẽ chỉ số Russell 2000. Đây là một chỉ số hàng đầu của thị trường vì nó là chỉ số lớn đầu tiên đưa ra tín hiệu, và là chỉ số duy nhất giảm dưới đường xu hướng tăng kể từ đáy cuối tháng 2/2016 cũng như đường 200 DMA của nó.
Trên thị trường ngoại hối, nhân dân Tệ giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2017 khi Bộ Tài chính Mỹ từ bỏ kế hoạch tách Trung Quốc như là một kẻ thao túng tiền tệ trong khi sự giám sát của họ đối với chính sách tiền tệ của Trung Quốc đang gia tăng.
Đồng bảng hồi phục từ mức giảm trước đó do sự kiện Brexit đang có chiều hướng tích cực.
Hầu hết các loại kim loại đều giảm sau khi bị ảnh hưởng do USD mạnh lên và quan ngại về tăng trưởng kinh tế.
Giá dầu tiếp tục đà giảm xuống dưới ngưỡng $70, sau khi giảm dưới đường xu hướng tăng kể từ giữa tháng 8. Hôm qua, giá đã giảm 3% xuống dưới ngưỡng $70 sau thông tin hàng tồn kho Mỹ tăng. Trong khi đó, dữ liệu nguồn cung tăng có thể làm giảm biến động giá của giá dầu WTI gần đây.
Tin tiếp theo
Chuyển động thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá