- Thị trường Châu Âu, hợp đồng tương lai tăng trước dấu hiệu tích cực của ECB và PBoC
- Thị trường Anh đi ngược xu hướng trước bất ổn chính trị gia tăng
- Lãi suất trái phiếu giảm trước rủi ro tăng; đồng Yên, Vàng tăng do USD suy yếu
- Một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm sẽ diễn sau sau 7 PM giờ Luân Đôn khi đối lập Đảng Lao động cố gắng tổ chức một cuộc tổng tuyển cử,
- Bank of America (NYSE:BAC) dự kiến công bố kết quả kinh doanh trước khi thị trường mở cửa, EPS dự kiến $0,63, tăng so với ngưỡng $0,47 cùng kỳ năm ngoái
- Morgan Stanley (NYSE:MS) dự kiến công bố kết quả kinh doanh trước khi thị trường mở cửa, EPS dự kiến $0,9 so với ngưỡng $0,84 cùng kỳ năm ngoái
- Goldman Sachs (NYSE:GS) dự kiến công bố kết quả kinh doanh trước khi thị trường mở cửa, EPS dự kiến $5,5, giảm nhẹ so với ngưỡng $5,68 cùng kỳ năm ngoái. Đây là phân thích cơ bản https://www.investing.com/analysis/scandal-to-weigh-on-goldman-sachs-q4-earnings-200375474 và đây là phân tích kỹ thuật https://www.investing.com/analysis/chart-of-the-day-200375530.
- Alcoa (NYSE:AA) dự kiến công bố kết quả kinh doanh sau khi thị trường đóng cửa, EPS dự kiến $0,44 so với ngưỡng $1,04 cùng kỳ năm ngoái.
- Netflix (NASDAQ:NFLX) dự kiến công bố kết quả kinh doanh sau khi thị trường đóng cửa, EPS dự kiến $0,25 so với ngưỡng $0,41 cùng kỳ năm ngoái.
- American Express (NYSE:AXP) dự kiến công bố kết quả kinh doanh sau khi thị trường đóng cửa, EPS dự kiến $1,79 so với ngưỡng $1,58 cùng kỳ năm ngoái.
- BlackRock (NYSE:BLK) dự kiến công bố kết quả kinh doanh trước khi thị trường mở cửa, EPS dự kiến $6,53, tăng nhẹ so với ngưỡng $6,24 cùng kỳ năm ngoái.
- Chỉ số Stoxx Europe 600 Index tăng 0,5%, mức cao nhất trong 6 tuần.
- Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 Index tăng 0,3%.
- Chỉ số MSCI All-Country World tăng ít hơn 0,05%.
- Chỉ số FTSE 100 Index của Anh tăng 0,1%.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi tăng 0,1% lên mức cao nhất trong 6 tuần.
- Chỉ số Đô la Mỹ - USD Index giảm 0,08% xuống 95,88.
- Đồng Euro giảm 0,1% xuống $1,1405, giảm phiên thứ 5 liên tiếp.
- Bảng Anh tăng 0,2% lên $1,2885, mức cao nhất trong 2 tháng.
- Yên Nhật tăng 0,1% lên 108,60/USD.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ tăng 1 điểm cơ bản lên 2,73%.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Đức tăng 1 điểm cơ bản lên 0,22%, phiên tăng đầu tiên trong tuần.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Anh tăng 3 điểm cơ bản lên 1,289%.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Nhật giảm ít hơn 1 điểm cơ bản xuống 0,01%.
- Giá dầu WTI giảm ít hơn 0,05% xuống $52,09/thùng.
- Giá vàng tăng 0,1% lên $1.290,23/ounce.
Sự kiện chính
Thị trường Châu Âu và hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500, Dow và NASDAQ 100 tăng nhờ các báo cáo tích cực từ Ngân hàng trung ương Trung Quốc và ECB. Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã bơm số tiền kỷ lục vào hệ thống tài chính của nước này vào thứ 4, phù hợp với các cam kết ngày thứ 3 nhằm kích thích nền kinh tế của đất nước trước sự suy thoái do chiến tranh thương mại gần đây. Trong khi đó, Chủ tịch ECB Mario Draghi trấn an thị trường châu Âu bằng cách đưa ra triển vọng tích cực cho khu vực đồng euro, mà theo ông, sẽ chống lại suy thoái kinh tế.
Tuy nhiên, các tín hiệu tích cực trên nền kinh tế phai nhạt dần khi nói về thị trường Anh, nơi bảng Anh đang bị ảnh hưởng mạnh do cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm của Tổng thống Theresa May. Tổng thống May nhận một thất bại đau đớn nhất trong lịch sử với số phiếu 432-203 hôm qua, cho thấy thoả thuận Brexit đang không được số đông ủng hộ.
Bảng Anh biến động mạnh ngày hôm qua, với giá dao động gần 2 điểm phần trăm trong ngày mặc dù đóng cửa vẫn tăng. Hồi phục từ đáy kênh đến mức tăng cuối cùng cho thấy thất bại rõ rệt của Quốc hội đối với đề xuất Brexit của May đã được đưa vào thị trường, và thậm chí có thể đặt hy vọng vào nó. Về mặt kỹ thuật, Bảng Anh phải đối mặt với ngưỡng kháng cự của kênh tăng ngắn hạn trong một kênh giảm dài hạn.
Bất ổn chính trị gia tăng tại Anh ngày càng rõ rệt, trong khi STOXX Europe 600 tăng trong ngày thứ 2 vào sáng nay dẫn đầu bởi ngân hàng và khai khoáng, thì FTSE 100 ngược lại giảm xuống. Về mặt kỹ thuật, chỉ số của Anh tìm thấy ngưỡng kháng cự tại đỉnh của đường giao dịch kể từ đầu tháng 11.
Trong phiên giao dịch Châu Á, hầu hết các chỉ số khu vực đều tăng, duy chỉ có Nikkei 225 Nhật Bản là giảm 0,6%. Đứng đầu trong khu vực là KOSPI Hàn Quốc tăng 0,43%.
Trong khi đó, nhà đầu tư bán tháo trái phiếu nhằm tăng lượng nắm giữ cổ phiếu, đẩy lãi suất trái phiếu 10 năm lên mức 2,75%, lên trên ngưỡng cao ngày 10/1.
Ngược lại, Yên Nhật và Vàng tăng chủ yếu do USD suy yếu hơn là do tâm lý từ bỏ rủi ro. Điều này cũng được xác nhận khi cổ phiếu tăng cùng lãi suất trái phiếu.
Tài chính toàn cầu
Trong phiên Mỹ, ngành công nghệ dẫn đầu đà tăng nhờ chương trình nới lỏng bổ sung của Trung Quốc. Chỉ số S&P 500 tăng 1,07% - mức cao nhất trong tuần. Ngành dịch vụ y tế tăng 1,8% nhờ thông tin Microsoft (NASDAQ:MSFT) và Walgreens (NASDAQ:WBA) sẽ cung cấp dịch vụ chính trên trong ngành dịch vụ y tế. Nguyên vật liệu giảm 0,66% và công nghiệp giảm 0,31%, hai ngành nhạy cảm nhất đối với các vấn đề thương mại, là đóng cửa trong sắc đỏ. Chúng tôi cho rằng các cổ phiếu “đại diện cho vấn đề thương mại" này sẽ diễn biến vượt trội khi giai đoạn đàm phán hứa hẹn nhất kể từ khi thuế quan nổ ra vào tháng 3 năm ngoái.
Bên cạnh đó, chúng ta đã biết cấu trúc thị trường bình thường như thế nào - qua các mối quan hệ và mối tương quan ngành đã bị phá vỡ. Đây là tín hiệu điển hình khi thị trường thiếu tính dẫn dắt. Liệu điều đó có giống nhau? Hoặc có thể, những vấn đề hôm qua đối với các cổ phiếu nhạy cảm với thương mại đã bị ảnh hưởng từ các báo cáo rằng Đại diện thương mại Mỹ thấy không có vấn đề gì về các vấn đề cấu trúc trong cuộc đàm phán Mỹ-Trung?
Tin tiếp theo
Báo cáo kết quả kinh doanh
Chuyển động thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá