- Mối đe doạ mới từ luật thuế Mỹ lên linh kiện nhập khẩu ô tô làm tăng đà bán tháo cổ phiếu ô tô trên toàn cầu
- Cổ phiếu ngành khai thác và dầu mỏ của Châu Âu diễn biến vượt trội kể cả khi giá dầu tiếp tục giảm
- US stocks boosted by dovish Fed minutes; futures mixed amid renewed geopolitical risk
- Thị trường Mỹ được biên bản họp của Fed hỗ trợ; giá Hợp đồng tương lai diễn biến trái chiều trước rủi ro địa chính trị mới
- USD bị ảnh hưởng khiến vàng và yên tăng lên
- Vào thứ 5, Diễn đàn thị trường ở Ngân hàng Anh diễn ra ở Bloomberg, Luân Đôn. Diễn giả bao gồm Thống đốc Ngân hàng Anh Mark Carney và Chủ tịch Fed New York William Dudley.
- Diễn giả tham gia bình luận tại Diễn đàn St. Petersburg thứ 6 tới bao gồm Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Giám đốc điều hành IMF Christine Lagarde, và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.
- Cũng trong ngày thứ 6, các bộ trưởng tài chính của Liên minh Châu Âu thảo luận những diễn biến mới nhất của Brexit tại Brussels.
- Chỉ số STOXX Europe 600 tăng 0,1%.
- Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 giảm ít hơn 0,05%.
- Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,1%.
- Chỉ số DAX của Đức giảm 0,1% xuống mức thấp nhất trong hơn 2 tuần.
- Chỉ số MSCI Thị trường mới nổi tăng 0,3%.
- Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương giảm 0,2% xuống mức thấp nhất trong 2 tuần, mức giảm mạnh nhất trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số USD giảm 0,15%, và giao dịch ở đáy của phiên.
- Đồng euro tăng 0,2% lên $1,1719, mức tăng mạnh nhất trong gần 2 tuần.
- Bảng Anh tăng 0,1% lên $1,359, mức tăng mạnh nhất trong tuần.
- Đồng yên tăng 0,5% lên 109,57/USD, mức mạnh nhất trong gần 2 tuần.
- Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ giảm 2,4% xuống 4,691/USD, mức yếu nhất kỷ lục, mức giảm mạnh nhất trong hơn 7 tháng.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 1 điểm cơ bản lên mức 3,00%, mức mạnh nhất trong tuần.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức tăng 1 điểm cơ bản lên 0,51%.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Anh ít hơn 1 điểm cơ bản lên 1,44%.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Ý giảm 3 điểm cơ bản xuống 2,367%.
- Giá dầu WTI giảm 0,4% xuống $71,57/thùng.
- Giá vàng tăng 0,2% lên $1296,57/ounce, mức cao nhất trong hơn 1 tuần, mức tăng mạnh nhất trong 2 tuần.
- Giá dầu Brent crude giảm 0,4% xuống $79,46/thùng.
Sự kiện chính
Thị trường toàn cầu gặp khó khăn trong việc tăng trong phiên hôm nay khi đón nhận thêm nhiều thông tin địa chính trị như kế hoạch mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ áp đặt mức thuế khổng lồ đối với linh kiện ô tô nhập khẩu.
Hợp đồng tương lai Mỹ đối với chỉ số S&P 500, NASDAQ 100, Dow có diễn biến trái chiều, dao động quanh mức trung bình trong đầu phiên Châu Âu.
Cổ phiếu công ty sản xuất ô tô bị ảnh hưởng ở Châu Âu sau khi Trump đưa ra thị trường toàn cầu thôn tin như vậy và yêu cầu Bộ Thương mại Mỹ kiểm tra khả năng áp thuế lên tới 25% đối với phương tiện và các linh kiện ô tô nhập khẩu.
Nhà sản xuất xe Đức BMW ((DE:BMWG), Daimler (DE:DAIGn) và Volkswagen (DE:VOWG) đều giảm khoảng 2% trước thông tin đó.
Tuy nhiên cổ phiếu khai thác và dầu mỏ đã bù đắp cho mất mát của ngành sản xuất ô tô, ngay cả khi giá hợp đồng tương lai dầu WTI và Brent tiếp tục giảm thêm, đánh dấu phiên giảm thứ 3 liên tiếp. Điều này khiến chỉ số STOXX 600 kết phiên tăng 0,1%. Tuy nhiên, chỉ số Châu Âu vẫn thấp hơn 1% so với đỉnh của 3,5 tháng trước do nó vẫn chịu áp lực giảm từ tình hình chính trị ở Ý (đặc biệt là do các kế hoạch chi tiêu trong liên minh Chính phủ mới) và chiến tranh thương mại toàn cầu vẫn đang diễn ra.
Thị trường Châu Á cũng giảm, dẫn đầu bởi các cổ phiếu Nhật Bản do ảnh hưởng về thông tin thuế quan mới của Trump.
Chỉ số TOPIX giảm 1,2% sau công bố của Trump. Cổ phiếu công ty sản xuất ô tô cũng giảm, chỉ số của Nhật do đó đã giảm tổng 2,15% trong 4 ngày qua. Các vấn đề thương mại bắt đầu nhen nhóm trở lại khiến đồng yen tăng vọt, khiến nhà đầu tư tháo chạy khỏi thị trường cổ phiếu. Về mặt kỹ thuật, chỉ số TOPIX tiếp tục xu hướng giảm trong phiên hôm nay sau khi vượt đường xu hướng tăng kể từ 26/3 trong phiên hôm qua đã cho thấy tín hiệu đảo chiều.
Chỉ số Trung Quốc Shanghai Composite giảm 0,4%, tạo ra tổng thiệt hại trong 2 phiên là 1,9% sau khi hình thành mô hình hanging man ngày thứ 3. Ngược lại, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông đã tăng 0,4%.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 0,25% trong phiên hôm nay do nhà đầu tư cuối cùng đã chú ý đến tình hình địa chính trị đang gia tăng sau khi quá tập trung vào diễn biến của kết quả kinh doanh của công ty trong phiên hôm qua – khi họ bỏ qua các tín hiệu cho thấy cuộc họp ngày 12/6 giữa Mỹ và Bắc Hàn có thể sẽ không xảy ra.
Tình hình tài chính toàn cầu
Biến động không ngừng trên thị trường toàn cầu trong năm nay có phần cân bằng lại tâm lý nhà đầu tư những người lạc quan và chốt thời thành công trong năm ngoái, khi họ chỉ đơn giản giữ nguyên danh mục đầu tư và xem giá tăng không ngừng. Đó là do thị trường biến động thấp trong năm ngoái. .
Hôm qua, thị trường Mỹ hồi phục trong hai tiếng cuối phiên sau khi biên bản ghi nhớ cuộc họp của Fed tiết lộ rằng các nhà hoạch định chính sách không tìm cách đẩy nhanh chương trình thắt chặt tiền tệ.
Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ đóng cửa dưới ngưỡng tâm lý 3% vào đầu phiên tuy nhiên sau đó hồi phục trở lại trên ngưỡng này trong hôm nay, do đó đã tạo thành một cây búa hammer trong ngày.
Chỉ số S&P 500 tăng 0,32% vào thứ 4. Tuy nhiên, cổ phiếu ngành phòng thủ như Dịch vụ tiện ích đã dẫn đầu đà tăng với mức 0,91%, nhấn mạnh tâm lý rủi ro sẽ vẫn kéo dài. Cổ phiếu ngành tài chính bị ảnh hưởng nặng nề nhất, giảm 0,64% do khả năng for tăng lãi suất giảm. Ngành . vật liệu và công nghiệp lần lượt giảm 0,23% và 0,12% do bị ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại.
Tình hình địa chính trị biến động phát sinh từ các tranh chất thương mại kéo dài và vấn đề ngoại giao giữa Bắc Hàn và Iran khiến nhà đầu tư toàn cầu trú ẩn ở vàng, trái phiếu và, đồng yên.
Vàng tăng điểm trong phiên thứ 3, trong một động thái quay trở lại kiểm nghiệm đỉnh đôi. Đáng chú ý là vàng đã tăng điểm trong phiên hôm qua mặc dù USD mạnh lên. Đồng USD đóng cửa ở mức cao hơn ngay cả khi biên bản họp FOMC tiết lộ quan điểm phản đối chiến tranh.
Trong khi đó, đồng yên được hưởng lợi do tâm lý nhà đầu tư chuyển từ chiến tranh toàn cầu sang tâm lý an toàn, USD suy yếu và việc tháo chạy khỏi trái phiếu Thổ Nhĩ Kỳ của nhà đầu tư Nhật.
Tin tiếp theo
Chuyển động thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá