-
Đà tăng trên toàn cầu mất động lực, hợp đồng tương lai hướng đến mở phiên ở Mỹ giảm
-
Lãi suất trái phiếu, USD, dầu chịu ảnh hưởng từ yếu tố kỹ thuật cùng với chứng khoán sụt giảm
-
Sự lạc quan sụt giảm nhẹ bởi đợt đóng cửa chính phủ dài thứ 2 trong lịch sử Mỹ.
-
Chủ tịch Fed Powell sẽ phát biểu tại Câu lạc bộ Kinh tế của Washington D.C.vào thứ 5.
-
Quốc hội Anh nối lại cuộc tranh luận về dự luật rút lui của Brexit, Thủ tướng Theresa May đang tìm cách tránh thất bại trong cuộc bỏ phiếu tuần 14/1.
-
Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 giảm 0,8%, phiên giảm đầu tiên trong tuần.
-
Chỉ số Stoxx 600 giảm 0,8%, phiên giảm mạnh nhất tuần.
-
Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,6%, phiên giảm mạnh nhất trong tuần.
-
Chỉ số DAX của Đức giảm 0,9%, phiên giảm mạnh nhất tuần.
-
Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương giảm 0,1%, phiên giảm đầu tiên trong hơn 1 tuần.
-
Chỉ số MSCI thị trường mới nổi tăng 0,2% lên mức cao nhất trong 5 tuần.
-
Chỉ số USD tăng 0.2% lên mức cao nhất trong 2 tháng.
-
Đồng Euro tăng 0,1% lên $1,155, mức cao nhất trong hơn 12 tuần.
-
Bảng Anh giảm 0,2% xuống $1,2768.
-
JPY tăng 0,3% lên $107,88, mức tăng mạnh nhất trong tuần.
-
Lãi suất trái phiếu 10 năm mất 3 điểm rớt xuống 2,68%, mức giảm mạnh nhất trong tuần.
-
Lãi suất trái phiếu 10 năm của Đức giảm 2 điểm xuống 0,26%, lần giảm đầu tiên trong tuần và cũng là lần giảm sâu nhất trong hơn 1 tuần.
-
Lãi suất trái phiếu 10 năm của Anh giảm 4 điểm xuống 1,226%, mức giảm sâu nhất trong tuần.
-
Lãi suất trái phiếu 10 năm của Ý tăng 5 điểm lên 2,6482%.
-
Vàng tăng 0,2% lên mức $1.296,39/ounce mức cao nhất trong 7 tháng.
Sự kiện chính
Đợt tăng trên toàn cầu sau Giáng sinh đang cho thấy dấu hiệu mất động lực trong phiên giao dịch sáng nay, khi chứng khoán Châu Âu và hợp đồng tương lai trên S&P 500, Dow và NASDAQ 100 đều theo bước chứng khoán Châu Á giảm.
Đợt sụt giảm ngày hôm nay diễn ra dù 3 yếu tố giúp thúc đẩy thị trường trước đó không chịu tổn hại gì: chu kỳ tăng lãi suất của Fed trở nên ôn hòa hơn, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung dịu đi và báo cáo việc làm mạnh mẽ của Mỹ thứ Sáu vừa rồi. Về mặt lịch sử, đợt đóng cửa chính phủ như những gì đang diễn ra tại Mỹ không có tác động nhiều đến chứng khoán sụt giảm. Điều này khiến chúng ta chỉ có thể lý giải rằng đà tăng hiện tại chỉ đơn giản là một điều chỉnh trong xu thế giảm, như là chúng ta từng tranh luận trước đó và những gì biểu đồ S&P 500 thể hiện dưới đây.
STOXX 600 đánh mất toàn bộ số điểm tăng trong phiên thứ Tư, đến từ cổ phiếu các nhà sản xuất ô tô cho dù vừa trong ngày hôm qua, nó đã có một phiên giao dịch tuyệt vời nhờ vào tâm lý tích cực trước đàm thoại thương mại Mỹ - Trung. Về mặt kỹ thuật, giá đang giảm sau khi phiên giao dịch ngày hôm qua hình thành mô hình shooting star, một nến chứng tỏ cho xu thế giảm bởi giao điểm của các yếu tố kỹ thuật: mức hỗ trợ tháng 10 - tháng 11 trở thành kháng cự, đường 50 DMA và đỉnh của kênh giảm.
Trong mở phiên Châu Á trước đó, hầu hết chỉ số khu vực đều giảm cho dù USD suy yếu và sự lạc quan xoay quanh cuộc đối thoại từ 2 cường quốc kinh tế thế giới. Nikkei Nhật Bản giảm 1,29% do ngành hàng Bán lẻ, Hóa chất và Điện máy. S&P/ASX 200 của Úc tăng 0,29%, Hang Seng Hồng Kông cũng tăng 0,24% trong khi chỉ số Shanghai Composite Đại lục giảm 0,36%.
Dường như Nhân dân tệ mạnh lên đã gây áp lực lên thị trường chứng khoán sau khi đồng tiền nay đạt đỉnh kể từ tháng 8, khi mà USD/CNY ngắn hạn chuyển qua mô hình giảm. Đương nhiên, điều này sẽ có lợi cho đàm phán thương mại khi mà Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục phàn nàn về Trung Quốc thao túng tiền tệ.
Tài chính toàn cầu
Trong phiên Mỹ ngày hôm qua, thị trường chứng khoán tiếp tục hồi phục từ đáy cuối năm do Fed công bố biên bản họp với âm điệu hoà bình hơn so với dự kiến. Tuy nhiên, tinh thần lạc quan của họ bị ảnh hưởng do chính phủ đóng cửa dài thứ 2 trong lịch sử, 19 ngày tính đến ngày thứ 4. Nếu các nhà quy định luật pháp của Trump và Mỹ không đạt được thoả thuận vào thứ 7, chúng ta sẽ chứng kiến chính phủ đóng cửa dài nhất trong lịch sử.
Thêm vào căng thẳng chính trị đang diễn ra, tổng thống Mỹ đã bước ra khỏi cuộc họp với các nhà lãnh đạo Quốc hội hôm qua khi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nhắc lại rằng bà sẽ không tài trợ cho vấn đề bức tường biên giới.
Chỉ số S&P 500 đóng cửa tăng 0,41% với ngành năng lượng tăng 1,58% do giá dầuWTI tăng trở lại. Công nghệ, ngành thường là vị trí dẫn dắt đã tăng 1,29%. Ngành phòng thủ như hàng tiêu dùng thiết yếu tăng 0,93% và dịch vụ tiện ích giảm 0,6%, cùng với đó ngành bất động sản giảm 0,41%. Có vẻ như là khu vực có mối tương quan ngược chiều với lãi suất sẽ giảm sau khi biên bản họp tỏ ra ôn hòa đáng ngạc nhiên. Câu trả lời có thể nằm ở câu ngạn ngữ nổi tiếng trên Phố Wall là: Mua tin đồn, bán tin tức. Các nhà đầu tư dường như nghĩ rằng triển vọng lãi suất giảm đã được định giá trên thị trường.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones nhích nhẹ thêm 0,39%.
NASDAQ Composite tăng 0,87%. Russell 2000 cũng tăng 0,87%, một lần nữa dẫn đầu các chỉ số chính cho dù cấu trúc thị trường hiện tại cho thấy đáng lẽ nó phải giảm khi mà kỳ vọng về hòa giải giữa Mỹ - Trung có thể khiến cổ phiếu vốn hóa nhỏ không hấp dẫn bằng cổ phiếu vốn hóa lớn - những người được lợi nhất từ giảm thuế quan.
Liệu đây có phải là phân kỳ tiêu cực một tín hiệu cho thấy nhà đầu tư thiếu niềm tin vào tiến trình đàm phán Mỹ - Trung, hoặc đó là bác bỏ trọn vẹn cho giả thiết căng thẳng thương mại là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất nên môi trường hiện tại?
Lãi suất trái phiếu 10 năm giảm trong ngày thứ 2 sau khi chạm đường xu thế giảm kể từ tháng 11, khi đps lãi suất trái phiếu đạt đỉnh cao nhất kể từ tháng 5 2011. Gần đây, đường 50 DMA đã cắt dưới đường 200 DMA hình thành giao điểm tử thần.
USD bị bán tháo, giảm 0,78% sau khi biên bản Fed khẳng định ngân hàng trung ương sẽ chậm rãi trong việc tăng lãi suất. Về mặt kỹ thuật, đồng bạc xanh đã hoàn toàn đạt đỉnh như dấu hiệu nó đưa ra trong vài tuần trước đó.
Cần lưu ý rằng biên bản dự đoán một bức tranh khác với bài phát biểu Chủ tịch Jerome Powell. Họ dường như công nhận sự thiếu rõ ràng sau khi bỏ phiếu lần cuối cho việc tăng lãi suất, và dường như cũng không nôn nóng để tăng lên cho đến khi lạm phát cao hơn. Thông điệp này hoàn toàn trái ngược với “nội dung bài nói” của Powell đối với vấn đề bình thường hóa bảng cân đối của Fed. Biên bản này mang ý nghĩa đối với thị trường hiện tại và họ đã điều chỉnh theo kỳ vọng từ thị trường.
Dầu giảm 2% trong phiên giao dịch sáng khi Mỹ tăng nguồn cung, cho dù sau đó đã về lại mức cân bằng. Việc giảm trong phiên sớm đánh dấu lần điều chỉnh đầu tiên sau khi tăng trong 8 ngày liên tiếp, lần tăng dài nhất trong 1,5 năm với việc nguồn cung bị cắt giảm và thị trường toàn cầu chuyển sang tâm lý risk-on đã khiến dầu tăng 5,18%. Về mặt kỹ thuật, cung vượt quá cầu tại đường 50 DMA và đường xu thế giảm kể từ 04/12, sau khi cắt bên trên đường xu thế giảm kể từ 03/10, khi đó nó đạt đến đỉnh cao nhất kể từ giữa tháng 11 2014. Tuy nhiên, nó đã hình thành mô hình cờ hiệu tăng (màu đỏ) giảm trong xu thế giảm và hướng đến tăng cao hơn.
Tin tiếp theo
Chuyển động thị trường
Chứng khoán
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hóa