- Thị trường Châu Âu, hợp đồng tương lai giảm sau phiên bán tháo ở Châu Á và Mỹ
- Các vấn đề trên thị trường mới nổi khiến nhà đầu tư thoát USD và đầu tư vào đồng yên, franc Thuỵ Sỹ và vàng
- Cổ phiếu Hồng Kông chịu áp lực bán trước rủi ro Đôla Hồng Kông, chỉ số ASX có diễn biến kém
- Khoảng thời gian nhận xét công khai đối với chính sách thuế quan Mỹ áp lên 200 tỷ USD hàng hoá Trung Quốc sẽ hết hạn vào thứ 5.
- Báo cáo bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ tháng 8 sẽ được công bố vào thứ 6.
- Chỉ số STOXX Europe 600 giảm 0,3%, mức thấp nhất trong 5 tháng.
- Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 giảm 0,2%, đạt mức thấp nhất trong hơn 1 tuần, phiên giảm thứ 5 liên tiếp.
- Chỉ số MSCI All-Country World Index giảm 0,2%, đạt mức thấp nhất trong hơn 2 tuần, phiên giảm thứ 6 liên tiếp.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi giảm 0,6%, đạt mức thấp nhất trong gần 14 tháng, phiên giảm thứ 7 liên tiếp.
- Chỉ số USD đi ngang sau khi dao động giữa tăng và giảm trong khoảng 0,1%.
- Đồng euro giảm 0,1% xuống $1,1619.
- Yên Nhật tăng 0,2% lên 111,36/USD, mức tăng đầu tiên trong tuần.
- Đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ giảm 0,4% xuống 6,6271/USD.
- Đồng rand Nam Phi giảm 0,5% xuống 15.5037/USD, mức thấp nhất trong hơn 2 năm.
- Chỉ số MSCI tiền tệ thị trường mới nổi giảm 0,1% xuống mức thấp nhất trong 16 tháng.
- Lãi suất trái phiếu 10-year của Mỹ giảm ít hơn 1 điểm cơ bản xuôgns 2,90%.
- Lãi suất trái phiếu 10-year của Đức giảm ít hơn 1 điểm cơ bản xuống 0,38%.
- Lãi suất trái phiếu 10-year của Anh tăng ít hơn 1 điểm cơ bản lên 1,404%.
- Chênh lệch lãi suất trái phiếu 10-year của Đức và Ý tăng 16 điểm cơ bản.
- Chỉ số hàng hoá Bloomberg tăng ít hơn 0,05%.
- Giá dầu thô WTI giảm 0,2% xuống $68,57/thùng, mức thấp nhất trong tuần.
- Giá đồng LME tăng 0,3% lên $5888,50/mét tấn.
- Giá vàng tăng ít hơn 0,05% lên $1197,32/ounce.
Sự kiện chính
Thị trường Châu Âu và Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500, Dow và NASDAQ 100 biến động trong sáng nay, khi nhà đầu tư Châu Á vẫn ở tâm lý từ bỏ rủi ro do cho rằng tăng trưởng yếu hơn trên thị trường mới nổi. Nhà đầu tư quay sang trái phiếu Chính phủa và các loại tiền tệ an toàn.
Chỉ số STOXX Europe 600 giảm 0,27% do cổ phiếu khai khoáng. Tuy nhiên, sau đó chỉ số đã giảm lỗ, giao dịch trong sắc xanh vào cuối phiên buổi sáng, nhưng sau đó mất dần động lực và giảm về sắc đỏ. Chỉ số hồi phục từ ngưỡng bán tháo 3% trong hơn 6 phiên trước.
Trước đó, trong phiên Châu Á, Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương giảm phiên thứ 6 liên tiếp với mức giảm 1,52%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 0,47%, với tổng thiệt hại 3,21% trong vòng 8 phiên liên tiếp.
Chỉ số Hang Seng giảm 0,99% do các nhà đầu tư Trung Quốc đã chốt lời đối với những công ty ở Hồng Kông trước quan ngại về đôla Hồng Kông cũng như sự suy yếu kinh tế chung của Trung Quốc kể từ đầu cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Chỉ số S&P/ASX 200 của Úc giảm so với các chỉ số trong khu vực, giảm 1,12% với tổng thiệt hại 3,02% trong 6 phiên vừa qua. Đà bán tháo này do thị trường quan ngại Mỹ sẽ áp thêm 200 tỷ USD thuế lên hàng hoá Trung Quốc. Nguyên nhân điều này ảnh hưởng đến thị trường Úc hơn cả Trung Quốc là do nền kinh tế Úc phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu sang Trung Quốc. Vì vậy, nền kinh tế Trung Quốc suy yếu cũng sẽ giảm triển vọng đối với tăng trưởng kinh tế Úc.
Về mặt kỹ thuật, đà bán tháo gần đây đã đẩy giá xuống dưới đường xu hướng tăng kể từ đầu tháng 4.
Chỉ số TOPIX của Nhật giảm 0,74%, với tổng thiệt hại trong 6 phiên liên tiếp là 2,71%. Chỉ số này có diễn biến tốt hơn so với chỉ số Hang Seng mặc dù cơn bão Jebi và điều kiện thời tiết khắc nghiệt trong 2 tháng qua.
Tình hình tài chính toàn cầu
Trong phiên giao dịch hôm qua, thiệt hại trong nhóm cổ phiếu FAANG kéo cả thị trường giảm trên diện rộng sau khi các Giám đốc điều hành ở những công ty công nghệ hàng đầu bị các nhà quản lý chất vấn ở Capital Hill về vai trò của truyền thông xã hội ở Nga với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm 2016.
Chỉ số NASDAQ Composite giảm 1,19%, mức giảm mạnh nhất trong 3 tuần do giá Twitter (NYSE:TWTR), Facebook (NASDAQ:FB) và Alphabet (NASDAQ:GOOGL) giảm mạnh. Áp lực pháp lý cao đối với các cổ phiếu công nghệ làm dấy lên quan ngại về các vấn đề trên thị trường mới nổi, khiến nhà đầu tư phải cắt lỗ.
Chỉ số S&P 500 giảm 0,28% do ngành Dịch vụ viễn thông giảm 1,3%, cổ phiếu ngành công nghệ giảm 1,25%. Dịch vụ tiện tích tăng 1,4% và hàng tiêu dùng thiết yếu tăng 1,15%.
Chỉ số trung bình Dow Jones là chỉ số chính duy nhất ở Mỹ đóng cửa trong sắc xanh, trong khi chỉ số Russell 2000 giảm 0,33%. Một lần nữa, điều này cho thấy không phải cuộc chiến thương mại gây ảnh hưởng đến thị trường, mà chính là quan ngại trên thị trường mới nổi dấy lên đà bán tháo trên thị trường toàn cầu. Khi thị trường không chắc chắn, sự ổn định của các cổ phiếu vốn hoá lớn sẽ hấp dẫn nhà đầu tư hơn cổ phiếu vốn hoá nhỏ.
Trên thị trường ngoại hối, Chỉ số USD kéo dài đà giảm hôm qua, ủng hộ các tài sản trú ẩn như yên Nhật, franc Thuỵ Sỹ và vàng.
Bảng Anh tăng phiên thứ 2 sau khi biến động mạnh do các cuộc thảo luận Brexit kéo dài. Về mặt kỹ thuật, đà tăng hiện tại đi cùng động thái trở lại của đường GBP cắt trên đường xu hướng tăng kể từ tháng 4.
Giá Bitcoin, Ethereum và các loại tiền ảo khác giảm sau khi Goldman Sachs bỏ kế hoạch mở một sàn giao dịch tiền điện tử.
Giá Bitcoin giảm 4,55% hôm nay và gần 12,75% trong vòng 2 ngày vừa qua, xoá sạch đà tăng trong 2 tuần trước đó. Về mặt kỹ thuật, giá giảm sau khi về gần ngưỡng 200 DMA (màu đỏ) khi nó giảm dưới đường 50 DMA và 100 DMA.
Tin tiếp theo
Chuyển động thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá