Quy mô thị trường tính đến đầu Q3/2022 đạt khoảng 1.6 triệu tỷ đồng, tương ứng gần 18.3% GDP và bằng 14.2% dư nợ tín dụng. Trong đó giai đoạn 2019-2021 là thời điểm bùng nổ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp cả về giá trị và số lượt phát hành
Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam vẫn còn tương đối thấp trong khu vực, do đó rủi ro chung đặt ra cho toàn bộ nền kinh tế không quá đáng kể. Tuy nhiên, rủi ro vỡ nợ trái phiếu đối với một số doanh nghiệp bất động sản đang hiện hữu
Cuối năm 2022 và 2023-2024 sẽ là giai đoạn khó khăn về dòng tiền đối với các công ty bất động sản có khối lượng trái phiếu đến hạn lớn. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có chất lượng tài sản kém sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc xoay vốn
Đối với các doanh nghiệp bất động sản lớn, mức độ rủi ro sẽ thấp hơn nhờ có các dự án chất lượng và khả năng huy động vốn cao hơn. Tuy nhiên, bởi nhu cầu huy động dòng tiền mới nhằm thanh toán các nghĩa vụ đáo hạn của trái phiếu phát hành từ những năm trước, các công ty này đã phải đẩy mạnh tích lũy và triển khai các dự án mới để có khả năng huy động thêm nguồn vay nợ bất chấp những giai đoạn thị trường tăng trưởng nóng. Điều này sẽ gây mất cân đối dòng tiền và làm giảm hiệu quả hoạt động trong những năm tớ
Quy mô thị trường TPDN đạt 1.6 triệu tỷ đồng, tương ứng gần 18.3% GDP và bằng 14.2% dư nợ tín dụng
Kể từ năm 2005 khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu hoạt động, tổng giá trị phát hành tính đến đầu Q3/2022 đạt gần 2.5 triệu tỷ đồng với hơn 5,000 đợt phát hành, đóng vai trò quan trọng giúp cung ứng vốn cho nền kinh tế. Quy mô thị trường hiện đã tăng mạnh 140 lần lên khoảng 1.6 triệu tỷ đồng, tương ứng gần 18.3% GDP và bằng 14.2% dư nợ tín dụng toàn ngành.
Trong đó giai đoạn 2019-2021 là thời điểm bùng nổ của thị trường
Đặc biệt, giai đoạn 2019-2021 chứng kiến sự bùng nổ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp với số lượng phát hành tăng đột biến. Chỉ tính riêng 3 năm trên, giá trị phát hành lên đến gần 1.6 triệu tỷ đồng, chiếm 64% tổng lượng phát hành từ 2005-2022 (nguyên nhân được phân tích ở phần sau) khiến quy mô/GDP tăng từ mức 7.3% trong năm 2018 lên gần 18.9% trong năm 2021.
Nhóm bất động sản và Ngân hàng chiếm phần lớn khối lượng trái phiếu phát hành
Xét về cơ cấu nhóm ngành, nhóm Ngân hàng và Bất động sản chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu phát hành trái phiếu doanh nghiệp, lần lượt chiếm 65% về giá trị và 60% về số lượng các đợt phát hành giai đoạn 2005-2022 do đây là hai ngành có quy mô và nhu cầu vốn lớn; tiếp sau đó là nhóm dịch vụ tiêu dùng (7% GTPH), tài chính (6.2% GTPH) và hàng tiêu dùng (5.5% GTPH).
Xem thêm tại đây