Nhận định thị trường
Thị trường “hỗn loạn” sau 2 thông tin tiêu cực cùng được công bố trong tuần
Trong tuần 10-14/01, NĐT đã đón nhận 2 tin xấu có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý thị trường chung. Khởi đầu tuần với thông tin về việc giao dịch “chui” cổ phiếu FLC (HM:FLC) của ông Trịnh Văn Quyết đã dẫn đến áp lực bán mạnh tại nhóm cổ phiếu liên quan (FLC, ROS (HM:ROS), ART…), cũng là nhóm được NĐT chú ý trong thời gian gần đây. Tiếp theo đó là thông tin về việc Tân Hoàng Minh quyết định bỏ cọc lô 3-12 tại Thủ Thiêm đã kéo theo hiệu ứng bán tháo với các các doanh nghiệp BĐS. Tuy nhiên do mức ảnh hưởng của 2 nhóm này đến VN-Index không quá lớn nên chỉ số chỉ mất 32,46 điểm, tương ứng giảm 2,12% so với tuần trước, chốt tuần tại 1.496,02.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình của dòng Bất động sản như DIG (HM:DIG), FLC với các mức giảm 16,7% và 28,6% trong tuần đã lọt vào nhóm 10 cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số với mức ảnh hưởng lần lượt -2,6 điểm và -1,2 điểm. VHM (HM:VHM) và VIC (HM:VIC) là 2 mã ảnh hưởng lớn nhất với múc ảnh hưởng -3,7 điểm và -3,6 điểm. Bên chiều tăng điểm, 3 mã ngân hàng quốc doanh là BID (HM:BID), VCB và CTG (HM:CTG) đã trở thành cứu cánh quan trọng cho chỉ số với mức ảnh hưởng lần lượt +6,7 điểm, +4,0 điểm và +2,8 điểm.
Khối ngoại có tuần mua ròng gần 800 tỷ đồng trên cả 2 sàn, đáng chú ý khi gần như toàn bộ giá trị mua ròng của tuần tập trung trong phiên cuối tuần. Có vẻ như khối này đã tranh thủ mua vào nhiều cổ phiếu BĐS trong nhịp hoảng loạn vừa qua, cụ thể như VHM (214 tỷ đồng), KDH (HM:KDH) (207 tỷ đồng), DXG (HM:DXG) (197 tỷ đồng).
Chịu ảnh hưởng của yếu tố tin tức nhưng VN-Index vẫn đang duy trì được ngưỡng MA 20 ngày (1.494) giúp xu hướng ngắn hạn của chỉ số vẫn chưa tiêu cực. VN-Index đang trong xu hướng đ ingang và cần duy trì vùng 1.465 – 1.495 trong tuần sau. Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn đang ở mức -4 (TIÊU CỰC). Mức P/E của VN-Index đang ở mức 17,4 lần
Cập nhật kỹ thuật các chỉ số
Bản tin thị trường
Bản tin tuần
Thị trường trái phiếu:
- Trong tuần KBNN đã huy động thành công 4.935 tỷ đồng, tương đương 70,5% tổng lượng gọi thầu bao gồm đấu thầu lần đầu và đấu thầu bổ sung. Tỷ lệ Chào mua/ Gọi thầu đạt 2,3 lần, giảm nhẹ so với mức 2,4 lần của tuần trước. Kết quả chi tiết như sau: (1) Kỳ han 10 năm phát hành thành công 1.935/ 2.500 tỷ đồng tại mức lợi suất 2,08% (+1bps); Kỳ hạn 15 năm phát hành thành công 1.500/ 2.500 tỷ đồng tại mức lợi suất 2,36% (+1bps) và kỳ hạn 30 năm phát hành thành công toàn bộ 1.500 tỷ đồng tại mức lợi suất 2,96%. Duy nhất 500 tỷ đồng kỳ hạn 7 năm thất bại hoàn toàn dù tỷ lệ chào mua đạt 1.450 tỷ đồng
- Tuần sau vào ngày 19/01 KBNN sẽ tổ chức đấu thầu 6.000 tỷ đồng TPCP tại các kỳ hạn: (1) Kỳ hạn 10 năm có giá trị 2.000 tỷ đồng; (2) Kỳ hạn 15 năm có giá trị 2.000 tỷ đồng; (3) Kỳ hạn 20 năm có giá trị 1.000 tỷ đồng; và (4) kỳ hạn 30 năm có giá trị 1.000 tỷ dồng.
Thị trường tiền tệ:
- Lãi suất liên ngân hàng: Tại ngày 12/01, lãi suất liên ngân hàng đã giảm tại hầu hết các kỳ hạn trừ kỳ hạn 6 tháng. Cụ thể kỳ hạn O/N giảm 38 bps về mức 1,09%, kỳ hạn 1 tuần giảm 42 bps về mức 1,54%, kỳ hạn 2 tuần giảm 35 bps về mức 1,71%, kỳ hạn 1 tháng giảm 39 bps về mức 2,15%, kỳ hạn 3 tháng giảm 43 bps về mức 2,49%. Chiều ngược lại, kỳ hạn 6 tháng tăng 46 bps lên mức 3,39%.
- Tỷ giá VND/USD của NHNN tại ngày 14/01 trong tuần đã giảm 0,242% về mức 23.082 VND/USD. Tỷ giá NHTM đi ngang tại mức 22.540 – 22.850 VND/USD. Trên thị trường tự do giao dịch ở mức 23.520 – 23.550, tăng lần lượt 0,128% ở chiều mua và 0,085% ở chiều bán.
Nguồn: Bộ phận phân tích Mirae Asset, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Vietcombank (HM:VCB)
Bản tin thị trường
VN-Index tiếp tục đi ngang và tích lũy quanh MA20 ngày của mình, thanh khoản vẫn duy trì với mức ổn định
Đồ thị kỹ thuật VN-INDEX (chart ngày)
Xem thêm tại đây