Khi mà tiền điện tử bao gồm Bitcoin, Ethereum và XRP đang dần mang tính hợp pháp như là một loại tài sản đầu tư thì số lượng sàn giao dịch tiền điện tử càng tăng lên. Với việc gia tăng tính áp dụng tiền điện tử, thì một xu thế ta dễ thấy là các sàn giao dịch thân thiện với tiền điện tử đang phát triển ở khu vực Đông Á.
Một trong những lý do chính cho việc này được Joshua Greenwald - CEO của LXDX nền tàng giao dịch nhằm đến nhà đầu tư có tổ chức - là sự đa dạng trong các loại tiền pháp định tại khu vực này.
“Ở Châu Âu hoặc Mỹ, thông thường chúng ta chỉ tiếp xúc với chế độ tiền tệ đơn. Trong một khu vực có sự phân hóa nhiều hơn về ngoại hối sẽ thúc đẩy cả tính quen thuộc lẫn nhu cầu. Người dùng, các tổ chức và nhà bán lẻ đã quen với thị trường ngoại hối cũng như là giao dịch ngoại hối. Việc cung cấp thêm tính hữu dụng thông qua các loại tài sản điện tử sẽ đặc biệt hấp dẫn nếu thay thế được cho các giao dịch tốn kém và phí chuyển đổi.”
Điều gì đứng sau việc các sàn giao dịch tiền điện tử liên tục gia tăng ở khu vực Đông Á? Tony Gu - đối tác quỹ tại NEO Global Capital cho biết:
“Trong những năm gần đây, Châu Á luôn là trung tâm cho các phát minh trong nhiều lĩnh vực TMT. Sàn giao dịch tiền điện tử cũng chỉ là một phần của nó. Tôi tin rằng có thêm các yếu tố nữa cho việc này có thể kể đến như là dân số đông, nhiều người trẻ, nền kinh tế nhanh thay đổi, công nghệ phát triển tốc độ cao, vấn đề về xã hội gia tăng hay một hệ thống luật pháp chưa trưởng thành.”
Việc có một hệ thống pháp luật không công bằng có liên quan đến vấn đề này theo Gu:
“Nếu chúng ta so sánh lập trường pháp lý tại Châu Á và Phương Tây, sẽ chỉ có một ít điểm khác biệt quan trọng. Quy định ở Châu Á thường bị phân mảnh hơn cả về văn hóa lẫn chính trị, ít phát triển hơn về thị trường vốn cũng như là ít cơ sở kinh nghiệm cho nhà đầu tư. Điều này khiến nó có thể tiến hành trao đổi giữa các quốc gia và sớm hình thành một ngành kinh doanh dù rằng chưa quy định đầy đủ nhưng cũng không có nghĩa là phạm pháp.”
Có một tiềm năng lớn cho tiền điện tử tại Đông Á. Tal Elyashiv, đối tác quản lý tại SPiCE VC đồng ý với Gu rằng khu vực này cung cấp một tổng hợp yếu tố thuận lợi cho thị trường về nhà đầu tư, lượng giao dịch, tính thanh khoản và quy định luật pháp.
Một số sàn mới đã được nhà đầu tư giao dịch mà dưới đây chúng tôi nêu ra 5 sàn. Lưu ý:
Thông tin này được cung cấp nhằm mục đích nghiên cứu, không nên coi đó là một khẳng định hay là một lời khuyên. Nên tự đánh giá trước khi đầu tư vào bất kỳ loại tài sản tài chính nào.
5 sàn giao dịch tiền điện tử Đông Á và phí
- Houbi là sàn giao dịch tiền điện tử có trụ sở tại Singapore. Được sáng lập bởi Leon Li, sàn này có văn phòng ở Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Vào tháng 8 năm 2018, nó trở thành sàn đại chúng tại Hồng Kông.
- Phí: 0%-0.2%; Thông thường $1000 Bitcoin trả phí: $2
- Binance có nhiều địa điểm tại Châu Á và là một hệ sinh thái blockchain được sáng lập bởi Changpeng Zhao và Yi Hein trong năm 2017.
- Phí: 0.02%-0.2%; Thông thường $1000 Bitcoin trả phí: $2
- BitMEX có trụ sở tại Hồng Kông. Họ tự khẳng định mình là nền tảng giao dịch tiền điện tử thế hệ mới với hỗ trợ giao dịch thông qua các hợp đồng vĩnh viễn và cố định thời gian.
- Phí: 0.05% -0.25%; Thông thường $1000 Bitcoin hợp đồng trả phí: $0.75
- Bitfinex cũng có trụ sở tại Hồng Kông. Nhà sáng lập là Raphael Nicolle và Giancarlo Devasini. Sàn giao dịch này được sở hữu và điều hành bởi iFinex Inc. có trụ sở tại Hồng Kông và đăng ký tại Đảo British Virgin. Truyền thông từng báo cáo nghi ngờ có sự thao túng giá Bitcoin tại Bitfinex và đóng góp vào hơn ½ tăng giá tại cuối 2017.
- Phí: 0%- 0.2%; Thông thường $1000 Bitcoin trả phí: $2
- Bibox có trụ sở tại Trung Quốc. Sàn giao dịch này là một nền tảng giao dịch tài sản điện tử mã hóa nâng cao sử dụng trí tuệ nhân tạo. Đội ngũ điều hành bao gồm đồng sáng lập của OKCoin và các thành viên chủ trốt từ HuoBi.com - 2 sàn giao dịch lớn nhất tại Trung Quốc.
- Phí: 0.1%; Thông thường $1000 Bitcoin trả phí: $1
Các sàn giao dịch lớn từng bị hack
Cho dù có nhiều chuyên gia tiền điện tử cho rằng tính bảo mật tại các sàn đang được cải thiện thì đó cũng sẽ là thiếu sót nếu chúng ta không nhắc đến những vụ hack đình đám tại các sàn giao dịch Châu Á diễn ra gần đây với hàng triệu tiền điện tử,
Hồi tháng 7, một sàn giao dịch của Hàn quốc là Conrail đã bị hack mất 30% số tiền điện tử họ có trong hệ thống bao gồm NPXS, DENT và Tron với tổng số lỗ ước tính 40 triệu USD. Trước đó hồi tháng 6, một sàn giao dịch nữa của Hàn Quốc là Bithumb cngx bị hack 31 triệu USD giá trị Bitcoin, Ethereum và Bitcoin Cash. Tất nhiên, luôn có cách để giám định một sàn giao dịch để giảm thiểu rủi ro, nhưng lo ngại về việc bị hack sẽ không bao giờ biến mất hoàn toàn.
Dù vậy, chuyên gia tiền điện tử vẫn tự tin về tính bảo mật của các sàn đang ngày một hoàn thiện. Gu từ NEO Global Capital chỉ ra một số điểm quan trọng như là kiểm soát tính bảo mật của các hợp đồng thông minh từ nhà cung cấp dịch vụ như là Certik; ví nóng/lạnh; kiểm soát rủi ro nội bộ như quá trình quản lý mật khẩu cá nhân và thiết lập quỹ dự phòng.