Viết bởi Kathy Lien, Giám đốc điều hành Phòng Chiến lược Ngoại hối - Công ty Quản lý tài sản BK.
Brexit và các vấn đề thương mại khiến thị trường tiền tệ biến động mạnh trong phiên hôm qua. Vào đầu phiên New York, cặp GBP/USD giảm 90 điểm trong vòng một phút trước báo cáo rằng Thủ tướng Anh May sẽ từ chối thoả thuận Brexit đầy ưu đãi của Liên minh Châu Âu. Vào đầu tuần, họ đã sẵn sàng đồng ý với Anh hơn là đưa các thanh tra của Uỷ ban Châu Âu vào cuộc nhưng Anh từ chối chấp nhận việc Châu Âu nhất định bắt phải kiểm tra hải quan trên biển Ai-len nếu không đạt thoả thuân thương mại tự do sau Brexit. Biên giới Ai-len đang là vấn đề lớn nhất giữa đàm bán hai bên và thậm chí có đề xuất về cả cuộc trưng cầu dân ý lần thứ hai. Trong tháng, chúng ta thường nghe nhiều về khả năng Châu Âu có thể nhượng bộ để thoả thuận Brexit có tiến triển nhưng vào đầu tuần này, thái độ của Anh bắt đầu thay đổi. Chính phủ Anh cho rằng họ đã làm tất cả những gì có thể và Liên minh Châu Âu cần ngừng xem lại các vị trí trước đó.
Vào thứ 4, Bộ trưởng tài chính cho biết có thể có cuộc trưng cầu dần ý lần thứ 2 nếu Chequers bị Quốc hội từ chối và Raab cho biết họ cần EU đồng ý với họ. Ngay cả lãnh đạo của EU Junker cũng nói thêm rằng Châu Âu và Anh đang ngày càng bất đồng quan điểm về Brexit. Như vậy thoả thuận sẽ không như dự tính ban đầu, khiến đồng Bảng có nguy cơ điều chỉnh. Cặp GBP/USD vẫn được giao dịch với doanh số bán lẻ của Anh dự kiến công bố hôm nay. Tăng trưởng giá người tiêu dùng và sản xuất tốt hơn dự kiến, báo cáo hôm nay vẫn không đạt kỳ vọng. Chi tiêu tăng đang kể trong tháng trước do đó có khả năng giá sẽ giảm – đặc biệt là sau khi Hiệp hội bán lẻ Anh báo cáo giảm. Về mặt kỹ thuật, ngưỡng cao hôm qua 1,3215 là ngưỡng quan trọng cần theo dõi. Nếu cặp này không vượt được đường 100 ngày SMA ở ngưỡng này, giá sẽ giảm về ngưỡng 1,3.
Cặp USD/CAD vọt lên trên ngưỡng 1,3 do thoả thuận Mỹ-Canada có thể không đạt được trong tuần này. Tuy nhiên thay vì tăng, cặp này đã quay đầu nhanh chóng và kết thúc ở ngưỡng thấp. Vào thời điểm này, sẽ không có gì ngạc nhiên khi các cuộc đàm phán diễn ra lâu hơn dự kiến nhưng Bộ trưởng bộ ngoại giao Canada Freeland đã trở lại Mỹ trong cuộc đàm phán khác, khiến thị trường vẫn dấy lên hi vọng, đặc biệt khi Thủ tướng Trudeau đang gặp áp lực từ những người lãnh đạo doanh nghiệp trong nước. Chúng tôi vẫn tin rằng Canada sẽ không có lựa chọn nào khác ngoại trừ việc phải đạt thoả thuận với Mỹ và dựa vào diễn biến của đồng loonie gần đây, dường như các nhà đầu tư khác cũng đồng quan điểm với chúng tôi.
Ngân hàng Quốc gia Thuỵ Sỹ (SNB) thông báo về chính sách tiền tệ vào hôm nay và lý do duy nhất chúng tôi vẫn chú ý là cặp EUR/CHF đã chạm ngưỡng thấp nhất trong 13 tháng vào tháng này. Quan điểm của SNB về loại tiền này có ảnh hưởng lớn đến cặp EUR/CHF do trong 4 cuộc họp vừa qua, họ mô tả đồng franc đang được “định giá cao”. Cặp EUR/CHF đang giao dịch trong kênh 1,1460 – 1,1685 trong thời gian này. Trước đó, SNB cho rằng cặp EUR/CHD đang được “định giá quá cao” khi chúng giao dịch quanh ngưỡng 1,0460 – 1,0960. Ở mức 1,13, EUR/CHF hiện đang vẫn chưa rõ quan điểm của SNB, nhưng do họ không chỉ trích sức mạnh của loại tiền này, họ đã phát tín hiệu khiến EUR/CHF giảm xuống ngưỡng 1,1. Chúng tôi đã thấy một số nhà đầu tư giảm mức độ nắm giữ CHF và kỳ vọng điều này sẽ tiếp diễn trước cuộc họp về EUR/CHF sẽ giao dịch lên trên ngưỡng 1,13 hay không. Nếu SNB thay đổi thay đối và cho rằng đây là đồng tiền đang “được định giá qía cao, chúng ta sẽ nhìn thấy giá hồi phục mạnh và khiến EUR/CHF trở về ngưỡng 1,14. Nếu nó không thay đổi cách đánh giá tiền tệ, cặp này có thể giảm về ngưỡng 1,12.
USD giảm so với hầu hết các loại tiền tệ chính khác mặc dù lãi suất trái phiếu Mỹ tăng và dữ liệu Mỹ tốt hơn kỳ vọng. Thâm hụt cán cân vãng lai thu hẹp trong quý 2 trong khi tỷ lệ nhà mới bắt đầu tăng 9,2%. Những con số này đã bù đắp tỷ lệ cấp phép xây dựng giảm 5,7%. Chúng ta cần xem xét về mức độ chấp nhận rủi ro của thị trường như là một lời giải thích về diễn biến của USD kém như vậy. Diễn biến thị trường chứng khoán Mỹ khá mạnh và việc đôla Úc phục hồi cho thấy thị trường không còn quan tâm về cuộc chiến thương mại. Thôn tin gần đây rằng Mỹ dự kiến áp thuế lên thêm 200 tỷ USD hàng hoá Mỹ và Trung Quốc đáp trả với khoảng 60 tỷ USD hàng hoá Mỹ. Đòn trả đãu này không thực sự nghiêm trọng nhưng Trung Quốc cũng đã chỉ áp dụng mức phạt 5% và 10% đối với hàng nhập khẩu Mỹ, thấp hơn mức 5% và 25% như ban đầu. Đây cũng là lần đầu tiên Bắc Kinh có đòn trả đũa không tương xứng với thoả thuận của Thượng Hải (bởi vì họ không thể). Ngân hàng Nhật cũng sẽ công bố chính sách tiền tệ cho thấy nền kinh tế đang tăng trưởng và mặc dù căng thẳng thương mại gia tăng, quyết định của BoJ vẫn là giữa nguyên chính sách để phù hợp với kỳ vọng.
Dòng tiền mua vào hỗ trợ đô la Úc và Niu di lân công bố chính sách tiền tệ, đất đai, và cho thấy 2 loại tiền tệ này có diễn biến cực kỳ tốt. Tuy nhiên dữ liệu của Niu di lân vẫn yếu với chỉ số niềm tin người tiêu dùng giảm xuống mức thấp nhất trong 6 năm và thâm hụt cán cân vãng lai gia tăng. Tuy nhiên NZD vẫn có thể tăng cao hơn nếu số liệu GDP công bố hôm nay cho thấy nền kinh tế vẫn mạnh. Chi tiêu tiêu dùng và hoạt động thương mại được cải thiện trong quý 2 như vậy báo cáo này vẫn có khả năng tăng.