Sự lo ngại đang dâng cao trên thị trường tài chính, thể hiện qua những biến động của tiền tệ và chứng khoán. Các loại tiền tệ beta cao như đồng euro, đồng sterling và Đô la Canada Canadian dollar đều bị bán tháo, trong khi đồng Thụy Sỹ Swiss Franc và Yên Nhật Yen vẫn giữ giá ổn định. Các nhà đầu tư hiện tại đang có rất nhiều mối lo lắng, từ việc cách ly trở lại ở Bắc Kinh, đến tình trạng lây lan dịch bệnh trở lại ở Hoa Kỳ, hết hạn trợ cấp thất nghiệp của Hoa Kỳ cho đến căng thẳng chính trị và quân sự giữa Trung Quốc và Ấn Độ, cùng đó là xung đột liên triều. Một vụ đụng độ tàn khốc giữa binh lính Trung Quốc và Ấn Độ tại biên giới khiến thủ tướng Ấn Độ tuyên bố rằng binh lính của họ sẽ không hi sinh vô ích. Còn Triều Tiên thì ném bom một văn phòng liên lạc chung với Hàn Quốc. Xung đột quân sự gia tăng ở khu vực Châu Á là giọt nước tràn ly đối với tình hình thế giới lúc này. Tuy nhiên, thị trường cổ phiếu hồi phục trong phiên giao dịch vừa qua cho thấy các nhà đầu tư không mấy quan tâm đến những căng thẳng này vì họ cho rằng khả năng xảy ra 1 cuộc xung đột toàn diện là rất nhỏ. Vì vậy, thay vào đó, trọng tâm của họ tiếp tục tập trung vào sự lây lan của Covid-19.
Dù các trường hợp nhiễm Corona đang gia tăng trên toàn cầu nhưng các nhà đầu tư bớt lo lắng nhờ các báo cáo về Dexamethasone, một loại hợp chất hữu cơ được sử dụng rộng rãi có thể giảm tử vong ở các bệnh nhân mắc Covid-19. Tỷ lệ tử vong đang bắt đầu giảm khi các chuyên gia y tế trên thế giới tìm ra phác đồ điều trị tốt hơn. Thị trường có thể đang báo hiệu rằng nó không còn lo ngại mối đe dọa hiện hữu từ Covid ngay cả khi vắc-xin không được phát triển sớm, vì vi-rút hiện đang được xem là một bệnh nhiễm trùng có thể kiểm soát được chứ không phải là bệnh nan y.
Dữ liệu kinh tế của Hoa Kỳ gây hơi thất vọng khi số lượng nhà ở và giấy phép xây dựng hồi phục ít hơn dự kiến trong tháng 5. Chủ tịch FED đã cảnh báo về sự bất ổn của đợt phục hồi lần này và nhu cầu chi tiêu của Quốc Hội để vực dậy thị trường. Ông này đã giữ thái độ khá thận trọng trong suốt cuộc họp báo vào thứ 4, điều này giải thích cho việc USD / JPY không thể tăng được cho dù doanh số bán lẻ tăng mạnh vào tháng trước. Khảo sát của Empire State và Fed nên tốt hơn thì mới giảm được đà suy giảm của đô la Mỹ.
24h tới sẽ có rất nhiều thông tin với thông báo chính sách tiền tệ của Ngân hàng Anh, GDP của New Zealand và số thị trường lao động Úc. Đồng bảng Anh đã giữ vững so với đô la Mỹ dù chính phủ Mỹ đưa ra lệnh sẽ nới lỏng tiền tệ hơn nữa. GBP / USD đã không đóng cửa dưới 1,25 trong hai tuần qua. Hôm qua báo cáo thị trường lao động Anh yếu hơn dự kiến, với tốc độ tăng trưởng thu nhập trung bình hàng tuần chậm lại và số lượng người xin trợ cấp thất nghiệp ít hơn dự kiến, tăng trưởng tiêu dùng chậm lại do không có sự gia tăng CPI hàng tháng. Thị trường đang kỳ vong Ngân hàng trung ương Anh sẽ mua thêm 100 tỷ trái phiếu nữa. Tuy nhiên ngân hàng này có thể sẽ tăng nới lỏng định lượng từ 200 tỷ đến 250 tỷ bảng và cởi mở hơn với ý tưởng lãi suất âm so với các Ngân hàng trung ương khác. Nếu họ mua trái phiếu nhiều hơn và thúc đẩy đầu cơ lãi suất âm chúng ta sẽ thấy GBP/USD phá vỡ nhanh chóng dưới 1,25. Ngược lại nếu họ thể hiện sự không hứng thú với lãi suất âm và chỉ tăng chương trình mua trái phiếu lên 100 tỷ bảng thì đồng bảng Anh sẽ tăng. Theo dõi hiệu suất của nền kinh tế Anh kể từ cuộc họp cuối cùng chúng tôi nghĩ rằng ngân hàng này sẽ lựa chọn 1 động thái mạnh mẽ và nới lỏng nhiều hơn.
Đô la Úc Và New Zealand đang giữ mức tăng gần đây trước báo cáo về GDP được công bố vào tối nay. Giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, GDP của 2 quốc gia này sẽ thu hẹp trong quý đầu tiên. Tuy nhiên, New Zealand đã đánh bại Covid-19 nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào khác và ngừng cách ly xã hội vào 1 tuần trước. Vì vậy các nhà đầu tư sẽ không bận tâm lắm đối với dữ liệu Quý 1. Số việc làm bị mất đi ở Úc được kì vọng ở mức vừa phải nhưng liệu con số này có tốt như các nhà kinh tế dự đoán hay không?