Đánh giá thị trường ngoại hối
Theo Kathy Lien
Chúng ta vừa trải qua tháng 1 với rất nhiều rủi ro. Thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán có đợt bán tháo mạnh khi những lo ngại về chiến tranh thương mại nhường chỗ cho đại dịch toàn cầu từ virus Corona. Trung Quốc, trung tâm sản xuất của thế giới về cơ bản đã ngưng hoạt động và các quốc gia đang đóng cửa biên giới ngừng giao thương để ngăn chặn sự lây lan của virus. Ngay khi Trung Quốc đã kiểm soát được virus này và sự lây lan đã lên đến đỉnh điểm, vẫn cần thời gian để các hoạt động kinh tế trở lại bình thường. Virus Corona có thể trở thành hồi chuông báo tử với tăng trưởng kinh tế trong năm nay, đặc biệt là ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Thế giới đã trở nên phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc về cả nguồn cung ứng và nhu cầu tiêu thụ, đây là lý do lớn nhất tại sao chúng tôi không tin tưởng rằng sự phục hồi hôm thứ Hai từ những rủi ro hiện tại trong thị trường tiền tệ là lâu dài.
Giữa virus corona và cháy rừng, câu hỏi không còn là “liệu có hay không” mà câu hỏi là bao giờ Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) sẽ hạ lãi suất. Quyết định chính sách của RBA là một trong những sự kiện quan trọng của tuần này vì quyết định giữ lãi suất không đổi sẽ là một tin xấu và động thái của Ngân hàng Dự trữ trước tác động của virus Corona có thể sẽ phản ánh cách các ngân hàng TW khác phản ứng. Thị trường chỉ đánh giá khoảng 18% cơ hội cắt giảm lãi suất trong tháng này và dự vào bảng dưới đây, các dữ liệu có thể được đưa ra để giữ lãi suất ổn định.
Kể từ cuộc họp chính sách gần nhất hồi tháng 12, doanh số bán lẻ và niềm tin người tiêu dùng đã được cải thiện, tỷ lệ thất nghiệp giảm, lạm phát tăng, và thị trường nhà ở cho thấy dấu hiệu ổn định. Thật không may, thặng dư thương mại giảm, niềm tin kinh doanh giảm và quan trọng hơn, 3 báo cáo PMI đã giảm mạnh, gia tăng dấu hiệu về sự suy yếu của nền kinh tế. Các chỉ số PMIs nhìn chung là các chỉ số phản ánh hoạt động của nền kinh tế. Những báo cáo này cho chúng ta thấy rằng trong khi nền kinh tế Úc đã ổn định vào cuối năm ngoái, thì bước vào năm 2020, nền kinh tế này đang chậm lại. Dữ liệu kinh tế của Trung Quốc mạnh hơn dự kiến nhưng những con số này không chỉ bị ảnh hưởng mà sẽ trở nên xấu đi đáng kể trong tháng vừa qua. Giữa tình hình lây lan của virus corana và tình trạng cháy rừng khẩn cấp (tình trạng khẩn cấp quốc gia được công bố ở Canberra cuối tuần vừa rồi), nền kinh tế Úc sẽ gặp khó khăn trong năm nay. Chúng tôi thấy ít nhất cần 2 vòng nới lỏng nếu chính phủ Úc muốn tránh suy thoái.
Thực tế chỉ có 2 kịch bản trong quyết định RBA hôm nay – giữ lãi suất một cách ôn hòa hoặc chủ động cắt giảm. Hầu như tất cả mọi người đều tin rằng RBA sẽ giữ chính sách ôn hòa. Nếu đúng vậy, chúng tôi kỳ vọng rằng AUD sẽ tăng giá và có thể được bán ra. Nếu họ cắt giảm, tỷ giá AUDUSD sẽ giảm còn 65 cents, mức giảm mới trong nhiều năm.

Bên cạnh các tuyên bố chính sách tiền tệ, PMI, bán lẻ, thương mại và các phiên bản di chuyển thị trường khác cũng đến từ Úc. Dữ liệu thương mại của Trung Quốc sẽ có tác động rộng rãi trên thị trường. Báo cáo thị trường lao động của New Zealand, Mỹ và Canada của dự kiến sẽ được công bố nhiều. Chủ tịch ECB Lagarde sẽ phát biểu, vì vậy đây sẽ là một tuần bận rộn khác đối với thị trường tiền tệ. Ngày mai dữ liệu việc làm quý IV của New Zealand dự kiến sẽ được công bố và mặc dù nền kinh tế toàn cầu chậm lại, số liệu Q4 có thể tốt hơn. Đồng Euro giữ trên 1,10 nhờ dữ liệu PMI tăng.