DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG
Áp lực bán tiếp tục đeo bám nhưng mức giảm cũng có dấu hiệu hạ nhiệt. Cụ thể, chỉ số VNI-Index đóng cửa chỉ còn giảm 0.76% dừng tại 1492.3 điểm, HNX-Index cùng chiều giảm 0.27%, Upcom-Index tăng 0.21%. Giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 40,733 tỷ đồng trên cả 3 sàn.
Nhóm vốn hoá lớn vẫn duy trì quán tính giảm với VN30-Index giảm 0.99% nhưng các cổ phiếu có sự phân hoá. MSN (HM:MSN) (-5.3%), SSI (HM:SSI) (-2.9%), VRE (HM:VRE) (-2.3%), GVR (HM:GVR) (-2.4%), KDH (HM:KDH) (-2%)…là các bluechips có mức giảm tiêu cực nhất. Ngược lại, STB (HM:STB) (+2.1%) và đồ thị giá tiệm cận vùng đỉnh cũ ngắn hạn tương ứng 33,900 đồng. Ngoài ra, BID (HM:BID) (+1.4%), GAS (HM:GAS) (+1.3%), PNJ (HM:PNJ) (+1%) ngược chiều tăng giá.
Nhóm cổ phiếu đầu cơ ghi nhận áp lực bán mạnh ở nhóm cổ phiếu họ FLC (HM:FLC) khi các thông tin liên quan tới chủ tịch HĐQT của tập đoàn. Ngược lại, LCG, LDG (HM:LDG), PDR (HM:PDR), NBB (HM:NBB) tăng hết biên độ là các cổ phiếu đi ngược thị trường.
Khối ngoại mua ròng hơn 132 tỷ đồng sau chuỗi phiên bán ròng. VIC (HM:VIC) (67 tỷ), DXG (HM:DXG) (64 tỷ), VCB (HM:VCB) (30 tỷ) dẫn đầu ở chiều mua ròng. Ở chiều ngược lại, DGC (HM:DGC) (48 tỷ), FLC (46 tỷ), VRE (37 tỷ) dẫn đầu ở chiều bán ròng.
QUAN ĐIỂM THỊ TRƯỜNG NGẮN HẠN
Chúng tôi cho rằng thị trường có thể sẽ xuất hiện nhịp hồi phục và chỉ số VN-Index có thể biến động trong vùng 1,490 – 1,500 điểm. Đồng thời, thị trường bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho thấy thị trường có thể sẽ biến động hẹp sau hai phiên biến động mạnh trước đó. Điểm tiêu cực là áp lực bán vẫn còn mạnh, nhưng dòng tiền có sự phân hóa cho thấy thị trường sẽ chưa thể xảy ra tình trạng bán tháo mạnh ở nhiều nhóm cổ phiếu.
Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung đã bị hạ xuống mức GIẢM. Do đó, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể hạ dần tỷ trọng cổ phiếu về mức cân bằng (tức là 50% danh mục) và hạn chế mua mới ở giai đoạn này.
Xem chi tiết tại: DailyReport_220111