Ngày 17/5, tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và người phát ngôn của Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Hoa Kỳ đều cho biết họ rất lạc quan rằng đất nước sẽ ngăn chặn được khả năng vỡ nợ chính phủ. Với chủ trương đàm phán để nâng mức trần nợ 31,4 nghìn tỷ đô la của đất nước; tuy nhiên, có thể thấy, đây đã là hoàn cảnh bế tắc kéo dài nhiều tháng qua.
Có thể thấy, ngoài các hệ quả của hệ thống tài chính, thì vấn đề ổn định chính trị, sự rạn nứt quan hệ giữa Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ là một nguyên nhân ảnh hưởng lớn lên tình hình căng thẳng hiện tại. Chính vì vậy, việc tổng thống Mỹ Biden thực sự có đủ cơ sở để đảm bảo rằng các thỏa thuận được thông qua trước ngày 01/06 tới đây?
Việc không thể vay tiền để tiếp tục thanh toán các nghĩa vụ của chính phủ có thể đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp bị phá sản; những khoảng lương hưu, thụ hưởng an sinh xã hội, người lao động cho chính phủ có thể mất cả khoản thanh toán; hay hơn 8 triệu người có thể mất việc làm, theo ước tính từ cơ quan chính phủ Mỹ.
Hệ quả lên nền kinh tế hết sức khốc liệt, dẫn đến rủi ro các vụ sụp đổ chồng chất trên thị trường tài chính phí sau. Với sức ảnh hưởng lớn lên nền thương mại toàn cầu, chúng tôi cho rằng nếu kịch bản vỡ nợ diễn ra, thì nền kinh tế thế giới nói chung sẽ rơi vào tình trạng đình trệ tương tự, từ đó giảm kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế, ngay cả các quốc gia mới nổi tại khu vực châu Á.
Tương ứng, chúng tôi khuyến nghị Nhà đầu tư sẽ tăng/giảm tỷ trọng danh mục cổ phiếu tùy theo bối cảnh vỡ nợ tại Hoa Kỳ. Thời điểm hiện tại, sau khi tổng thống Biden lên trấn an trên truyền thông, thị trường chứng khoán đã có những phản ứng phục hồi ngắn hạn, vd: Dow jones +1.24%, S&P 500 +1.19%,... Riêng, chỉ số VNIndex đang chịu áp lực điều chỉnh ngắn hạn với 3 phiên phân phối lớn trong vòng 10 phiên giao dịch gần đây, Đón xem…