Ngày 16/07/2021, NHTMCP Á Châu (ACB (HM:ACB)) đã tổ chức buổi gặp gỡ nhà đầu tư để thông báo về KQKD 2Q2021 và kế hoạch kinh doanh 2H2021 như sau:
Tăng trưởng lợi nhuận 2Q2021 đạt 71.6% YoY, đẩy mạnh trích lập nợ tái cơ cấu
1H2021, ACB có kết quả kinh doanh tăng trưởng ấn tượng. Thu nhập lãi thuần đạt 4,878 tỷ VND (HN:VND), tăng 56.8%YoY với động lực từ tăng trưởng tín dụng đạt 9.4% và NIM tiếp tục được cải thiện, đạt 4.0%, tăng 50 bps YTD theo tính toán của ACB nhờ lực đẩy của CASA; thu nhập phí thuần đạt khoảng 698 tỷ VND, tăng 63.6% YoY. Chi phí CIR ở mức thấp, đạt 29.6% nhờ hoàn nhập dự phòng. Lợi nhuận trước thuế 2Q2021 đạt khoảng 3,250 tỷ VND, tăng 71.6% YoY.
Nợ xấu tính đến 2Q2021 đạt 2,311 tỷ VND tương đương tỷ lệ nợ xấu đạt 0.7%, thuộc nhóm thấp nhất hệ thống ngân hàng. Chi phí trích lập dự phòng 2Q2021 tăng mạnh, đạt 1,985 tỷ VND. Theo thông tin từ doanh nghiệp, ACB đã tiến hành trích lập hết 1,417 tỷ VND nợ xấu trong tổng 8,195 tỷ VND nợ tái cơ cấu theo thông tư 03 thay vì trích lập từng phần. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu vẫn duy trì ở mức cao là 204%.
Chiến lược phát triển nửa cuối 2021
Trần tăng trưởng tín dụng của ACB được NHNN tăng từ 9.5% lên 13.5%, trong 2H2021, ACB sẽ tập trung quản lý rủi ro, tập trung giải ngân cho vay vào các lĩnh vực ACB mong muốn, tránh giải ngân vào các lĩnh vực không trọng yếu theo chiến lược của ngân hàng
NIM trong 2H2021 dự kiến giảm 50 bps so với 1H2021 do do ngân hàng sẽ áp dụng việc cắt giảm lãi suất cho vay trên toàn bộ cơ sở khách hàng để hỗ trợ những khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 cũng như để thu hút thêm khách hàng mới. Mức cắt giảm tối đa lần lượt là 80-100 bps tùy thuộc vào kì hạn vay.
Tập trung tăng trưởng CASA thông qua các gói phí mới để tăng lượng khách hàng, cải thiện chi phí vốn, đưa ra các dịch vụ đi kèm như bảo lãnh, thanh toán nước ngoài và FX để cải thiện thu nhập ngoài lãi trong khi thu nhập lãi thuần dự kiến duy trì bằng với 1H2021
ACB đẩy mạnh xây dựng hệ thống phân tích tự động cho vay khách hàng cá nhân và khối SME nhằm tăng năng suất, giải phóng lực lượng kinh doanh khỏi khâu giấy tờ để tập trung phát triển, chăm sóc khách hàng và giảm tuyển mới nhân viên.
KBSV kì vọng tăng trưởng lợi nhuận cuối năm của ACB sẽ có phần chững lại so với nửa đầu năm
Theo quan điểm của KBSV, trong 3Q2021, áp lực nợ xấu do tác động của dịch Covid-19 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của nhóm ngân hàng và ACB sẽ không phải ngoại lệ mặc dù hiện tại tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ACB đang ở mức cao. Bên cạnh đó, NIM giảm, tăng trưởng tín dụng dự kiến chậm lại để quản trị rủi ro cùng với CIR trở lại mức trung bình 36-40% sẽ khiến lợi nhuận của ACB khó duy trì ở mức cao như 1H2021. Tuy nhiên, chất lượng tài sản tốt cùng với việc vào rổ VN30 trong thời gian tới sẽ là yếu tố hỗ trợ đáng kể cho giá cổ phiếu trong nửa cuối năm.