Đánh giá KQKD quý 1/2021
Lãi ròng sau thuế đạt 2.648 tỷ (+88% so với cùng kỳ), tương đương 25% kỳ vọng cả năm
- Thu nhập lãi thuần tăng 18,3% so với cùng kỳ (~28% kỳ vọng cả năm) nhờvào: 1) tín dụng tăng trưởng 11,6% so với cùng kỳ (tăng 1,6% so với cuối năm 2020); 2) biên thu nhập lãi thuần (NIM) cải thiện 32 điểm cơ bản so với cùng kỳ. Thu nhập ròng từ phí dịch vụ tăng 32% so với cùng kỳ (~24% dự phóng cả năm). Đáng chú ý, BID (HM:BID) ghi nhận 2.126 tỷđồng trong mục thu nhập khác (chủ yếu từ thu hồi nợ xấu ngoại bảng). Tính chung, tổng thu nhập hoạt động (+26% so với cùng kỳ) phù hợp với kỳ vọng (~26% dự phóng cả năm).
- Ngân hàng tiếp tục duy trì tỷ lệ xóa nợ cao; nhờ đó, tỷ lệnợxấu và nợxấu mở rộng (bao gồm nợ nhóm 2) tăng không đáng kể so với cuối năm 2020 lên 1,76% (gần như không tăng) và 2,95% (tăng 7 điểm cơ bản). Trong khi đó, tỷ lệ bao phù nợ xấu (dự phòng/nợ xấu) giảm 18 điểm % so với cuối năm 2020 lên 107,6% - lần đầu tiên chỉ số này vượt qua ngưỡng 100%.
- Hiệu quả hoạt động được thiện, với CIR (chi phí/thu nhập) giảm 5 điểm % so với cùng kỳ còn 27,7%.
- Tỷ suất sinh lời ROA và ROE chuẩn hóa theo năm lần lượt tăng lên 0,7% (tăng 32 điểm cơ bản so với cùng kỳ) và 13,3% (tăng 6 điểm % so với cùng kỳ).
Quan điểm đầu tư
Duy trì khuyến nghị Tăng tỷ trọng và giá mục tiêu 52,000 đồng
- Sau nhiều năm chịu áp lực trích lập dự phòng nợ xấu lớn, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2021 tăng trưởng 44%, so với mức kỳ vọng 50,3% của chúng tôi. Hơn nữa, chất lượng tài sản của ngân hàng đang dần được cải thiện do BID đã tích cực xử lý nợ xấu.
- Ngân hàng sẽ phát hành để chào bán hơn 341 triệu cổ phiếu (~8,5% số cổ phiếu lưu hành cuối năm 2020). Việc bán vốn cổ phần sẽ giúp cải thiện vốn cấp 1, cũng như giảm chi phí sử dụng vốn bình quân. Thêm vào đó, tỷ trọng nợ dài hạn (chủ yếu trái phiếu để tăng vốn cấp 2) lớn cũng góp phần giảm chi phí chí sử dụng vốn bình quân.
- Các rủi ro trọng yếu: 1) kế hoạch tăng vốn bị trì hoãn; 2) thị phần tín dụng bị sụt giảm do cạnh tranh cao; 3) khả năng duy trì tỷ lệ xóa nợ cao nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu; 4) rủi ro nợ xấu gia tăng do dịch COVID-19; 5) giảm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên được nhà nước khuyến khích.
Xem thêm tại đây