Ngân hàng nhà nước đã ban hành Thông tư 26/2022/TT-NHNN (Thông tư 22/2019 sửa đổi) nhằm điều chỉnh cách tính tỷ lệ LDR (tỷ lệ thường được dùng để đo lường rủi ro thanh khoản) tại các ngân hàng thương mại.
Điểm khác biệt là trong quy định cũ không đưa tiền gửi có kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước (KBNN) vào cấu phần huy động thì trong thông tư mới lại cho phép tiền gửi có kỳ hạn của KBNN được tính vào tổng huy động với tỉ lệ khấu trừ nhất định.
Tỉ lệ này được khấu trừ theo lộ trình, cụ thể là từ ngày Thông tư 26 có hiệu lực thi hành đến hết năm 2022, trừ 50% số dư tiền gửi có kỳ hạn của KBNN. Từ ngày 1-1-2024 đến 31-12-2024, trừ 60% số dư tiền gửi KBNN.
Từ ngày 1-1-2025 đến ngày 31-12-2025, trừ 80% số dư tiền gửi KBNN. Từ 1-1-2026, trừ 100% số dư tiền gửi KBNN.
Đánh giá cập nhật về LDR mới, nhiều chuyên gia cho rằng Thông tư 26 sẽ có tác động tích cực lên thanh khoản hệ thống khi có một lượng tiền gửi KBNN có kỳ hạn tại các Ngân hàng thương mại được tính vào phần dư địa cho vay của hệ thống. Vậy những tác động của Thông tư 26 đến lãi suất như thế nào và những ngân hàng nào sẽ được hưởng lợi khi tỷ lệ LDR mới giảm đáng kể nhờ quy định mới này? Mời quý vị khán giả theo dõi phân tích của chúng tôi ngay sau đây.