Phân tích cơ bản:
Lạm phát của Mỹ liên tục giảm mạnh, góp phần củng cố thêm kỳ vọng FED có thể sẽ sớm ngừng hẳn chính sách tăng lãi suất, tiếp tục hỗ trợ cho giá vàng tuần tới. Giá vàng miếng SJC theo niêm yết của DOJI tăng nhẹ từ mức 67,1 triệu đồng/lượng lên mức 67,35 triệu đồng/lượng trong tuần này.
Trong tuần này, giá vàng quốc tế đã tăng mạnh từ mức 1.912 USD/oz lên mức 1.963 USD/oz và đóng cửa ở mức 1.955 USD/oz.
Giá vàng quốc tế tăng mạnh trong tuần này do cả chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 6/2023 của Mỹ đều giảm mạnh hơn dự kiến. Trong đó, CPI chỉ tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái- mức thấp nhất kể từ tháng 3/2021. Trong khi CPI cơ bản (loại trừ giá năng lượng và thực phẩm) tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, cả CPI tổng thể và CPI cơ bản đều dưới mức ước tính.
Phân tích kỹ thuật:
Kết thúc tuần vừa rồi bắt đầu với lực giảm giá của vàng về quanh khu vực 191x(10/8) nhưng sau đó vàng bật tăng lên khoảng 50 giá nhờ các tin tức quan trọng được công bố như CPI
Với khung tuần(W) ta thấy 1 cây nến xanh tăng rất mạnh đóng trên dải MA.
Với khung D ta thấy giá vàng chạm vào dải đường MA và bật tăng và với cây nến đóng trên đường MA với những đường MA ngắn có xu hướng cắt lên những đường MA dài để ủng hộ cho một xu hướng tăng.
Sang khung 6 giờ (H6), chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy 1 số khu vực trong tuần tới mà chúng ta cần lưu tâm: Khu vực 1955 (chưa hoàn toàn bị phá vỡ), vùng cản ở khu vực 1970-1975.
Trong khung thời gian H4, có vẻ giá vàng đang xuất hiện phân kỳ giảm những vẫn có sự hỗ trợ của vùng cản 1955. Vậy nên trong tuần tới mình nghĩ vàng sẽ có nhịp điều chỉnh về khu vực 1945-1937( trùng với khu vực của những dải MA) sau khi tăng đến khu vực 1970-1975.
Sau những tin tức quan trọng trong tuần, mình sẽ có thêm cập nhật về thị trường vàng để có những nhận định rõ nét hơn, hãy cùng đón chờ nhé.