Liệu ECB có khiến euro giảm xuống mức thấp mới?

Ngày đăng 21:55 22/10/2018
EUR/USD
-
GBP/USD
-
USD/JPY
-
USD/CHF
-
AUD/USD
-
USD/CAD
-
NZD/USD
-
DJI
-
DX
-

Đầu tiên, nhà đầu tư sẽ cân nhắc đến việc giá giảm mạnh trên thị trường chứng khoán từ câu chuyện USD nhưng chúng tôi cảm thấy USD sẽ vẫn hấp dẫn do lãi suất Mỹ tăng là dấu hiệu tích cực đối với đồng bạc xanh. Như chúng tôi đã dự đoán, USD sẽ tăng trở lại và đà tăng tuần trước khiến đôla Canada giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 1 tháng và franc Thuỵ Sỹ giảm xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 8. Các loại tiền tệ khác như eurođôla Úc cũng giảm nhưng không đạt bất kỳ mốc nào, còn Bảng Anh giảm xuống mức thấp nhất trong một tuần. Loại tiền tệ mạnh nhất là đôla Niu di lân, tăng mạnh vào đầu tuần và đôla Canada là loại tiền tệ yếu nhất. USD hồi phục nhờ thị trường chứng khoán ổn định và biên bản họp Fed khá táo bạo. Trong thời gian tới, thị trường chứng khoán sẽ vẫn là tâm điểm cùng các thông báo về chính sách tiền tệ từ thị trường Châu Âu và Canada.

USD

USD

Rà soát dữ liệu

Xem trước dữ liệu

Ngưỡng quan trọng

  • Hỗ trợ 111.00
  • Kháng cự 114.00

USD hồi phục nhưng dữ liệu Mỹ đang chuyển biến xấu

Với việc không có báo cáo kinh tế nào được công bố tại Mỹ trước báo cáo GDP quý III thứ Sáu, câu hỏi lớn nhất là liệu cổ phiếu sẽ tiếp tục giảm hay không. USD có thể chịu ảnh hưởng từ triển vọng chính sách hawkish của Fed nhưng trong tuần trước, số liệu kinh tế lại tồi hơn và nếu xu thế này kéo dài, không chỉ ngân hàng trung ương sẽ bắt đầu phải cân nhắc lại mà nhà đầu tư cũng suy nghĩ về dự báo thắt chặt trong năm tới. Tăng trưởng doanh thu bán lẻ ít hơn đáng kể so với dự báo hồi tháng 9. Kinh tế gia đang mong chờ tiêu dùng sẽ tăng 0,6% nhưng trên thực tế lại chỉ tăng 0,1%. Đây là số liệu thấp nhất đối với tiêu thụ kể từ tháng 1. Mặc dù hoạt động sản xuất tại New York và Philadelphia được cải thiện, nhưng lãi suất tăng lại đang làm hoạt động nhà ở chậm lại. Fed nhìn nhận kinh tế Mỹ vẫn đang mạnh và cảm nhận rằng cần thiết để tăng lãi suất nhưng tốc độ thắt chặt có thể cần làm chậm hơn nếu số liệu thấp còn tiếp tục. Kể cả báo cáo GDP trong tuần này cũng không giúp được nhiều cho thị trường vì doanh số bán lẻ và thương mại - 2 yếu tố quan trọng trong GDP đều thấp trong quý III.

Trước ngày thứ Sáu thời điểm công bố GDP, tâm lý chấp nhận rủi ro, cuộc họp của ngân hàng trung ương và số liệu từ những nơi khác trên thế giới sẽ quyết định việc giao dịch tiền tệ trong giai đoạn đầu tuần. Câu hỏi quan trọng nhất hiện tại là đợt bán tháo cổ phiếu này là một đợt điều chỉnh ngắn hạn hay đây đã là đỉnh vì nguyên nhân chính giúp USD phục hồi là do thị trường cổ phiếu ngừng giảm. Không may là Dow liên tục giảm cho đến hết tuần phía trên đỉnh thứ Tư, điều này là dấu hiệu của sự suy yếu nhưng 25000 là ngưỡng hỗ trợ chính. Nếu Dow đóng phiên dưới ngưỡng này, chúng ta có thể thấy một đợt điều chỉnh mạnh hơn xuống 23000 nhưng nếu mức này được giữ vững thì ta có thể thấy được sự hồi phục sau đó. Lãi suất Mỹ tăng không tốt cho cổ phiếu nhưng hiện tại chúng ta vẫn chưa thấy một sự chuyển đổi đáng kể nào ở môi trường đầu tư. USD/JPY giữ trong xu thế tăng chừng nào còn ở trên mức 111,50.

Euro

Rà soát dữ liệu

  • EZ Cán cân thương mại 16.6b so với kỳ vọng 14.7b
  • GE ZEW Khảo sát tình hình hiện tại 70.1 so với kỳ vọng 74.4
  • GE ZEW Khảo sát kỳ vọng -24.7 so với kỳ vọng -12
  • EZ ZEW Khảo sát (Tâm lý kinh tế) -19.4 so với trước đó -7.2
  • EZ CPI 0.5% so với kỳ vọng 0.5%
  • GE Chỉ số giá bán buôn 0.4% so với trước đó 0.3%
  • EZ Cán cân vãng lai 24b so với trước đó 19,0b

Xem trước dữ liệu

  • ECB Quyết định lãi suất – Không có thay đổi dự kiến nhưng ECB có thể đưa ra triển vọng tích cực về lạm phát
  • GE PPI – Khả năng có bất ngờ giảm mặc dù chỉ số giá bán buôn mạnh hơn
  • GE and EZ PMI’s – Khả năng có bất ngờ giảm mặc dù Khảo sát ZEW yếu hơn. Đồng thời, sản xuất công nghiệp giảm bù đắp nhờ đơn hàng nhà máy tốt hơn.
  • Báo cáo IFO – Sẽ phải xem giá PMI nhưng Khảo sát ZEW giảm, sản xuất công nghiệp giảm và số đơn nhà máy tăng.

Ngưỡng quan trọng

  • Hỗ trợ 1.1400
  • Kháng cự 1.1700

EURUSD có thể giảm xuống 1.13 trước sự kiện Ý (22/10) và ECB

Đây là một tuần quan trọng với euro. Không chỉ sẽ công bố PMI và IFO của Đức mà ngân hàng trung ương châu âu cũng sẽ công bố chính sách tiền tệ. EUR/USD được giao dịch dưới 1,15 trước khi có quyết định lãi suất và nhiều nhà đầu tư đang lo ngại nếu ngân hàng trung ương sẽ đưa euro xuống đáy mới. Nhìn vào bảng phía dưới, chúng ta thấy lạm phát, một trong những chỉ báo kinh tế quan trọng đang tăng và cán bộ ECB cũng đang lo lắng giá sẽ tăng tốc nhanh. Tuy nhiên, bảng này đồng thời cũng cho thấy doanh số bán lẻ đang giảm và hoạt động kinh doanh đình trệ. Niềm tin nhà đầu tư giảm đi đáng kể với ZEW giảm xuống mức đáy kể từ năm 2016. Các thành phần trong báo cáo đều ở mức thấp nhất trong 6 năm. Vì vậy, trong khi lạm phát đang tăng, vấn đề về Italy, Brexit không tiến triển và tăng trưởng suy yếu đồng nghĩa với Chủ tịch Ngân hàng trung ương Châu Âu Draghi có thể giảm sự gia tăng bằng cách củng cố lập trường trong cuộc họp vào tuần này. Trong thứ Hai, ủy ban Châu Âu dự kiến sẽ đưa ra quan ngại về ngân sách Italy. Nếu họ quyết định dự thảo ngân sách Italy là không tuân thủ, Italy sẽ được cho 2 tuần để phản hồi sau đó họ có thể sẽ từ chối. Nếu ủy ban Châu Âu cho rằng ngân sách không tuân thủ, chúng tôi dự kiến EUR/USD sẽ giảm nhưng không có vẻ họ sẽ cho Italy thông qua. Chúng tôi cho rằng cặp tiền tệ này sẽ rớt xuống mức đáy tháng 8 1,13 trong trường hợp trên và Ngân hàng Trung ương Châu Âu khẳng định là lãi suất không tăng cho đến cuối năm 2019.

Bảng Anh

Rà soát dữ liệu

Xem trước dữ liệu

  • Không có dữ liệu

Ngưỡng quan trọng

  • Hỗ trợ 1.2900
  • Kháng cự 1.3200

Anh có thể trì hoãn việc rời khỏi liên minh, Châu Âu chuẩn bị kéo dài thời gian chuyển giao

Trong tuần trước, đồng Bảng rớt xuống đáy 1 tuần so với USA. Số liệu kinh tế đưa ra trái chiều với tăng trưởng giá tiêu dùng trì trệ và doanh số bán lẻ giảm nhiều nhất kể từ tháng 3. Lượng người khiếu nại tăng nhưng lợi nhuận tuần trung bình tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 2. Theo như ONS, doanh số thực phẩm tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 10 2015. Số liệu cho thấy điều chỉnh tích cực cho tháng 8 đưa doanh số bán lẻ quý III tăng 1,2% so với quý trước và tăng 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tăng trưởng quý mạnh nhất trong năm kể từ quý IV 2016 và câu hỏi tăng lên liệu nhu cầu đã đạt đỉnh. Số liệu sụt giảm đặc biệt là với lạm phát giúp ngân hàng trung ương có thời gian để giữ chính sách tiền tệ khi Anh tìm phương hướng cho vấn đề Brexit. GBP/USD giữ ở điểm 1,3100 khi mà tranh cãi ở Brussels đang tiếp diễn. Thủ tướng May cho biết quá trình Brexit sẽ kéo dài thêm vài tháng để đi đến thống nhất thỏa thuận, tuy nhiên đến thời điểm này, cả 2 bên dường như đang gặp trục trặc liên quan đến biên giới Ire-land và hải quan. Trừ phi có thêm thông tin tích cực từ Brussels, Brexit đi vào bế tắc và nền kinh tế trì trệ đồng nghĩa với GBP/USD sẽ không có kết quả khả quan. Trong tuần này không có báo cáo kinh tế Anh được đưa ra nhưng Thống đốc Ngân hàng Anh Carney và Kinh tế trưởng Haldane sẽ phát biểu dù rằng chúng tôi không có kỳ vọng sẽ nhận được thông tin mới gì từ các nhà ban hành chính sách. Carney cho biết việc tăng lãi suất cần quan sát động thái của lạm phát, sau đó là thị trường không có dự báo về việc sẽ thắt chặt trước khi Anh rời EU trong tháng 3.

AUD, NZD, CAD

Rà soát dữ liệu

Úc

  • Biên bản họp RBA vẫn đưa ra tín hiệu lãi suất
  • CH PPI 3.6% so với dự kiến 3.5%
  • AU Thay đổi việc làm 5.6k so với dự kiến 15.0k Expected
  • AU Tỷ lệ thất nghiệp 5.0% so với dự kiến 5.3% Expected
  • Thay đổi việc làm toàn thời gian 20.3k so với trước đó 35.2k Prior
  • Thay đổi việc làm bán thời gian-14.7k so với trước đó 9.5k Prior
  • CH GDP 6.5% so với dự kiến 6.6% Expected
  • CH Doanh số bán lẻ 9.2% so với dự kiến 9.0% Expected
  • CH Sản xuất công nghiệp 5.8% so với dự kiến 6.0% Expected

New Zealand

  • PSI 53.9 so với trước đó 53.2
  • CPI (theo quý) 0.9% so với dự kiến 0.7%
  • Gía GDT giảm 0.3%

Canada

Xem trước dữ liệu

Australia

  • Không có dữ liệu

New Zealand

Canada

Ngưỡng quan trọng

  • Hỗ trợ AUD .7000 NZD .6500 CAD 1.3000
  • RKháng cự AUD .7200 NZD .6650 CAD 1.3200

Ngân hàng Canada dự kiến tăng 25 điểm cơ bản

Lần thứ ba trong năm nay, Ngân hàng Canada dự kiến sẽ tăng lãi suất nhưng thay vì tăng, đôla Canada đang có diễn biến khá tệ trước thông báo chính sách tiền tệ. Thị trường cho rằng 92% khả năng họ sẽ tăng 0,25% lãi suất nhưng nhà đầu tư lo ngại rằng quyết định của ngân hàng trung ương cũng chưa quá quyết tâm. Báo cáo kinh tế ngày thứ 6 yếu hơn đáng kể so với dự kiến, với doanh số bán lẻ và lạm phát đang giảm. Doanh số bán lẻ giảm 0,1% trong khi CPI giảm 0,4%, mức giảm mạnh nhất trong năm nay. Tuy nhiên, ngân hàng Canada kỳ vọng lạm phát sẽ tăng trở lại khi thắt chặt chinhs ách vì giá giảm đột ngột là do đảo chiều giá tăng trong ngành du lịch. Do đó, một trong những vấn đề lớn nhất đối với Canada là dầu mỏ. Giá dầu thô giảm 10% so với mức đỉnh trong tháng này nhưng giá của Western Canada Select giảm hơn 30%. Không giống dầu thô, đang dao động gần ngưỡng cao trong 3 năm, WCS đang giao dịch gần mức thấp trong 2 năm. Sự khác biệt đáng kể này là do nhà máy lọc dầu Mỹ đóng cửa, thiếu công suất đường ống và sản xuất ngày càng tăng từ cát dầu. Những yếu tố này gần như đảm bảo rằng Ngân hàng Canada sẽ lựa chọn tăng lãi suất từ từ và khả năng không tăng lãi suất rất mong manh.

Nhờ vào hoạt động ngành dịch vụ mạnh mẽ cũng như là tăng trưởng giá tiêu dùng, NZD là đồng tiền có kết quả tốt nhất vào tuần qua. CPI tăng ở tốc độ nhanh nhất kể từ quý I năm 2017 và giá tăng theo năm tăng từ 1,5% lên 1,9%. Trong khi giá sữa tiếp tục giảm, lo lắng của Ngân hàng dự trữ đồng thời phương án dovish của họ cũng sẽ bị dẹp bỏ do CPI tăng. Chuyên gia kinh tế đang trông chờ vào cán cân thương mại được cải thiệt sau khi rớt xuống đáy trong tháng 8. Về mặt kỹ thuật, chừng nào NZD/USD được giao dịch dưới 66 cents, nó sẽ tiếp tục nằm trong xu thế giảm nhưng nếu nó vượt qua mức như đó, khả năng sẽ có một sự hồi phục mạnh mẽ. Do không có nhiều báo cáo kinh tế cho New Zealand được công bố trong tuần này, triển vọng cho NZD phụ thuộc vào độ hấp thụ rủi ro của thị trường và vào USD.

AUD/USD vẫn trong xu hướng giảm dưới ngưỡng 72 xu

Cả AUD và NZD đều được hưởng lợi khi Chính quyền Washington quyết định bỏ qua việc quy kết Trung Quốc thao túng tiền tệ. Tương tự như NZD, xu thế giảm với AUD vẫn giữ nguyên cho đến khi cặp AUD/USD tăng lên trên 72 cents. Số liệu từ Úc là hỗn hợp. Trong tháng 9 chỉ có 5600 việc làm được tạo ra so với dự báo 15000 việc làm nhưng tăng trưởng việc làm toàn thời gian lại mạnh lên. Việc làm toàn thời gian tăng 21000 trong khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 5,0%. Trong 1 năm qua, số người có việc làm đã tăng hơn 290000 người tương đương với 2,4% (hơn mức trung bình tăng trưởng năm 2,0% trong suốt 20 năm qua). Số liệu lao động cho thấy tăng trưởng của Úc và New Zealand vẫn phục hồi đáng kể bất chấp chiến tranh thương mại. Tuy nhiên, việc kinh doanh tại Úc đang trở nên khó khăn hơn vì niềm tin kinh doanh rơi xuống đáy trong 2 năm. Những lo ngại này đến từ việc kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ở tốc độ chậm nhất kể từ năm 2009 theo những gì mà báo cáo GDP quốc gia này ghi nhận. Trong tuần này, không có báo cáo kinh tế nào của Úc được công bố nhưng sẽ có phiên phát biểu của phó thống đốc ngân hàng dự trữ. Đây có vẻ sẽ là dư âm cho biên bản RBA với việc không có khả năng lớn cho việc điều chỉnh trong ngắn hạn. AUD yếu đi đang giúp cho đồng tiền, còn họ lo ngại về vấn đề tiêu dùng.

Bình luận mới nhất

Đang tải bài viết tiếp theo…
Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.