Lạm phát, tỷ giá và VNINDEX

Ngày đăng 13:59 25/10/2023
USD/VND
-

Hiện tại lạm phát và tỷ giá là 2 yếu tố nóng hổi tác động mạnh đến tâm lý thị trường và xung đột vùng Trung Đông kéo dài sẽ khiến 2 yếu tố này ảnh hưởng đến thị trường nhạy cảm hơn bao giờ hết. 

Lạm phát và tỷ giá: Hai ‘trở ngại’ mà NHNN cần vượt qua nếu muốn giữ lãi suất thấp

Những biến động trên thị trường quốc tế đang khiến giá dầu tăng cao gây nguy cơ lạm phát, bên cạnh đó đồng USD mạnh lên cũng gây áp lực không nhỏ đến tỷ giá.

Trong khi đó, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, điều hành các công cụ chính sách tiền tệ: Tỷ giá, lãi suất, cung ứng tiền… nhịp nhàng, đồng bộ, hiệu quả để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.

Để đạt mục tiêu này NHNN cần giữ mức lãi suất ổn định và phù hợp, tránh tăng cao trở lại nếu không sẽ khiến doanh nghiệp khó khăn càng thêm khó khăn. Phát biểu tại một sự kiện diễn ra mới đây, Phó thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, cơ quan này kiên định mục tiêu đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tỷ giá.

Theo Phó thống đốc hiện một số khoản vay của doanh nghiệp vẫn phải chịu lãi suất cao chủ yếu là do mặt bằng lãi suất giai đoạn cuối năm 2022, đầu năm 2023 tăng mạnh. Tuy nhiên, muốn giảm tiếp lãi suất hoặc chí ít là giữ lãi suất điều hành như ở mức hiện tại, NHNN cần vượt qua hai trở ngại rất lớn là lạm phát và tỷ giá.


Tỷ giá tiếp tục “nhảy múa”

image

Với tỷ giá, áp lực tiếp tục gia tăng trong tháng 9 khi tỷ giá USD/VND đã lên mức 24.396 VND (HM:VND) vào ngày 10/10 tăng thêm 1,3% so với cuối tháng 8 và 3,2% so với cuối năm 2022.

Các chuyên gia từ Công ty Chứng khoán VNDirect đánh giá, áp lực tỷ giá USD/VND gia tăng chính phủ Mỹ đẩy mạnh phát hành trái phiếu Chính phủ để bù đắp thâm hụt ngân sách, đẩy lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2023.

Bên cạnh đó, sự gia tăng chênh lệch lãi suất giữa VND và USD cũng khiến tỷ giá thêm phần áp lực. Xu hướng tỷ giá tăng cao được hỗ trợ bởi chỉ số DXY mạnh lên, hiện chỉ số này đã lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2023.
Không chỉ tăng so với VND, USD cũng tăng giá so với hầu hết các loại tiền tệ trong khu vực:

  • Rupiah của Indonesia tăng 1,1% so với đầu năm
  • Peso của Philippines tăng 2% so với đầu năm
  • Nhân dân tệ của Trung Quốc tăng 5,3% so với đầu năm
  • Baht của Thái Lan tăng 5,8% so với đầu năm
  • Ringgit của Malaysia tăng 7,4% so với đầu năm.

Theo TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính – Tiền tệ quốc gia, áp lực tỷ giá năm 2024 còn đến từ việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tiếp tục theo đuổi chính sách neo lãi suất ở mức cao.

Các phân tích mới nhất từ quốc tế cho rằng trong tháng 11 Fed có thể không tăng lãi suất nữa nhưng vẫn neo ở mức cao và phải đến giữa năm 2024 thị trường mới có thể kỳ vọng có những đợt giảm lãi suất đầu tiên.

Lạm phát tính theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ đã hạ từ mức 9,1% vào tháng 6/2022 xuống còn 3,7% vào tháng 9/2023, tuy nhiên với “quyết tâm” đưa lạm phát về mức mục tiêu 2%, nhiều khả năng Fed sẽ vẫn tiếp tục giữ lãi suất ở mức cao, gây áp lực lên tỷ giá USD/VND.

Rủi ro lạm phát từ xung đột tại Trung Đông

image

Bên cạnh đó, vấn đề xung đột ở Israel và Hamas là một trong các yếu tố tác động mạnh đến giá dầu, gây nguy cơ lạm phát. Cuộc đụng độ chiến sự này đã xảy ra lâu nay nhưng hiện đang leo thang hơn, gây nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, đẩy giá dầu tăng cao gây lạm phát.

“Khó có thể dự đoán được căng thẳng tại khu vực này sẽ leo thang hay dịu đi, vì vậy cần theo dõi sát sao và chuẩn bị nhiều kịch bản ứng phó”, TS. Lực nói.

Một khi xung đột leo thang khiến giá dầu tăng gây nguy cơ lạm phát, các nền kinh tế lớn thậm chí sẽ thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ. Nếu Fed tiếp tục tăng lãi suất, vấn đề tỷ giá càng trở nên cấp thiết.

Giả sử xung đột tại khu vực này leo thang cũng khiến cho xăng dầu, lương thực thực phẩm và một số chuỗi cung ứng khác bị đứt gãy đẩy giá cả và lạm phát toàn cầu cao hơn. Khi đó, không chỉ gặp vấn đề với tỷ giá, Việt Nam còn chịu áp lực từ lạm phát gia tăng do chi phí đẩy, chuyên gia cho biết.

Còn với kịch bản căng thẳng vẫn giằng co nhưng không leo thang, tuy lạm phát chịu áp lực tăng nhưng chắc sẽ không đến mức quá ghê gớm, TS. Lực dự báo.

Tuy nhiên, cũng không nên quá lo bởi tình hình chiến sự chắc chắn sẽ có tác động đến lạm phát nhưng tính chất và mức độ lại tuỳ thuộc vào độ leo thang của chiến tranh”.

Trong bối cảnh lạm phát đang có áp lực lớn từ bên ngoài, NHNN cần cố gắng kiểm soát tỷ giá thông qua nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào, dòng vốn FDI vẫn tiếp tục tăng trưởng, các nguồn ngoại tệ khác cũng diễn biến tích cực…

Với lãi suất điều hành, hiện đang ở mức tương đối phù hợp, áp lực lạm phát có thể tăng lên, song vẫn hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát.

Lãi suất điều hành đã ở mức phù hợp, vấn đề tiếp theo là làm sao để lãi suất huy động và cho vay tiếp tục giảm xuống theo định hướng chung của Chính phủ và NHNN, TS Lực Cấn Văn Lực nhận định.

Kết luật theo quan điểm đầu tư cá nhân

image

Dù RSI và MACD hầu như có “2 đáy” nhưng vẫn không nên “cố đấm ăn xôi” chi cho vất vả. Giai đoạn này tốt nhất nên chờ cắt trendline - tự nhủ mua cao bán cao hơn sẽ phù hợp hơn ở giai đoạn hiện tại.

Bình luận mới nhất

Đang tải bài viết tiếp theo…
Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.