Kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008, khi chỉ số S&P 500 chạm đáy ở mức 666, chỉ số đã tăng rất ngoạn mục, 340% lên mức cao kỷ lục mới ngày hôm nay.
Khi thị trường tăng kéo dài như vậy, nhà đầu tư sẽ tự hỏi liệu chu kỳ tăng này có sắp đến hồi kết? Một cách để luôn cảnh giác đối với các tín hiệu cảnh báo là hãy xem lại các sự kiện trong quá khứ. Lịch sử thường tự lặp lại quá khứ: khi biết lý do tại sao đà tăng trước kết thúc giúp chúng ta nhận diện được các vấn đề tiềm ẩn trong tương lai.
Trong những đợt suy thoái trước, thắt chặt chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá hơn, các vấn đề địa chính trị cùng việc định giá thị trường chứng khoán quá cao là những nguyên nhân chính. Cần phải xem xét những gì đã xảy ra sau đó và cố gắng dự báo điều sẽ xảy ra trong tương lai.
Thắt chặt chính sách tiền tệ
Các chính sách tiền tệ thắt chặt hơn dẫn đến khủng hoảng lần thứ 4 thực sự là một chu kỳ lặp lại khi xem xét lại giai đoạn cuối của các đà tăng trước. Điều kiện tiền tệ chặt chẽ hơn sẽ hạn chế tiềm năng tăng trưởng và hạ nhiệt việc mở rộng kinh tế đến mức hoàn toàn đảo ngược.
Các điều kiện tiền tệ chặt chẽ hơn xảy ra trước khi kết thúc chu kỳ tăng vào năm 1937, 1956, 1968, 1980 và 1990. Trong năm 1980, Paul Volcker, Chủ tịch Fed lúc đó đã tăng lãi suất liên bang lên 20%, mức cao nhất trong lịch sử, nhằm kìm hãm lạm phát đang ở mức 13%-14%. Mặc dù Volcker có thể kiểm soát lạm phát và đưa nó trở lại mức “hợp lý hơn" ở ngưỡng 7% sau một năm, động thái của ông khiến Hoa Kỳ rơi vào khủng hoảng vào năm 1981, và chỉ số S&P 500 giảm 27% trong giai đoạn 1980-1982. Một ví dụ khác là việc thắt chặt tiền tệ sai lầm xảy ra vào năm 1966 khi William McChesney Martin trở thành Chủ tịch Fed. Điều này dẫn đến khủng hoảng tín dụng, khiến chỉ số S&P giảm 22% trong năm 1966.
Thắt chặt chính sách tài khoá
Một nguyên nhân chính gây ra quan ngại trong thế kỷ 20 những năm về trước là việc cắt giảm chi tiêu Chính phủ trong năm 1937 và 1946. Điều này khiến thị trường chứng khoán giảm lần thứ 4, lần lượt giảm 60% và 30%. Lý giải về diễn biến giảm mạnh như vậy đến từ thuyết Kinh tế Keynesian, lần đầu tiên được phổ biến trong giai đoạn Đại khủng hoảng. Trong thuyết kinh tế Keynesian, đầu tư chính phủ đối với cơ sở hạ tầng là một giải pháp đối với giai đoạn Đại khủng hoảng bắt đầu trong năm 1929. Thực tế, Chính phủ Mỹ giảm chi tiêu trong năm 1937 và 1946 là nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng thị trường chứng khoán trong những năm đó.
Vấn đề địa chính trị và giá dầu
Mặc dù vấn đề địa chính trị và giá dầu không phải là lý do duy nhất khiến đà tăng thị trường kết thúc, chúng cũng kìm hãm thị trường một vài lần trong nhiều thập kỷ qua. Trong 3 dịp khác nhau, căng thẳng địa chính trị và giá dầu đạt đỉnh vào thời điểm sai lầm. Năm 1973, OAPEC quyết định ban hành lệnh cấm vận dầu mỏ. Mỹ cũng có các bước đi nguy hiểm khi từ bỏ Bretton Woods (có nghĩa USD sẽ không thể chuyển đổi thành vàng như trước đây), gây ra lạm phát tràn lan, và giá dầu bất ngờ tăng 39%, khiến chu kỳ thị trường tăng kết thúc. Điều tương tự cũng được chia sẻ về việc giá dầu tăng đột ngột cùng khủng hoảng dầu năm 1979 và cuộc xâm lược Kuwait của I-rắc năm 1990.
Định giá quá cao
Đôi khi giá cổ phiếu tăng vọt so với thực tế, và cần phải điều chỉnh trở lại. Định giá quá cao là nguyên nhân chính khi giai đoạn thị trường tăng kết thúc trong năm 1961 và 2000, và năm 1946 và 1987. Bốn năm đó là 4 trong số 5 khả năng xảy ra trong giai đoạn năm 1946 và 2000 khi chỉ số PE của chỉ số S&P 500 ở trên mức 20 lần, ngưỡng trước kia được coi là đắt đỏ.
Bong bóng dot-com được coi là ví dụ nổi bật khi nhà đầu tư bị cuốn vào tâm lý hưng phấn khi có thể mua cổ phiếu với bất kỳ giá nào. Trong năm 2000, khi internet bắt đầu nổi lên, lực mua điên cuồng khiến việc định giá không bền vững. Các công ty như Pets.com đã huy động được hàng chục triệu USD và biến mất ngay sau đó khi rõ ràng rằng, họ không có mô hình kinh doanh cụ thể cũng như lộ trình đạt được lợi nhuận ổn định.
Mặc dù không liên quan đến cổ phiếu, bong bóng nhà ở năm 2007 cũng liên quan. Việc sụp đổ bong bóng nhà ở tạo ra khủng hoảng tài chính toàn quốc và khủng hoảng trong 2 năm khiến chỉ số giảm 57% trong giai đoạn tháng 10/2007 - tháng 3/2009.
Lời kết
Trở lại năm 2019, giai đoạn tăng này đã kéo dài hơn 10 năm, và câu hỏi “khi nào nó sẽ kết thúc" là một câu hỏi rất chính đáng. Luôn có khả năng xảy ra những sự kiện không báo trước mà không ai có thể tiên đoán được, nhưng lãi suất dự kiến giảm, điều này có lẽ không phải là mối quan ngại ngay lập tức.
Chính phủ Mỹ đã liên tục chi khoảng 100 tỷ USD về cơ sở hạ tầng hàng năm, và không có lý do nào khiến chi tiêu chính phủ sớm chậm lại. Căng thẳng địa chính trị và dầu là một quan ngại, xung đột tiềm ẩn với Trung Quốc, Bắc Mỹ và Iran cũng là điểm đáng chú ý.
Đối với quan điểm về định giá, thị trường hiện nay không hề rẻ. Chỉ số S&P 500 đang có mức P/E khoảng 22 lần, cao hơn so với giá trị trung bình lịch sử ở mức 15,75 lần. Tổng vốn hoá thị trường chứng khoán đối với tỷ lệ GDP Mỹ đang ở mức 143%, tiệm cận với mức cao kỷ lục 148% trong giai đoạn bong bóng dot-com.
Vậy bây giờ chúng ta sẽ đi như thế nào? Thị trường thường có thể chịu được các mức định giá cao mà có vẻ như không hợp lý trong một khoảng thời gian khá lâu. Đối với các vấn đề địa chính trị, vẫn còn xa đối với kịch bản chiến tranh hoặc xâm lược. Xem xét lại các lý do trong quá khứ về việ tại sao chu kỳ tăng thị trường kết thúc, có vẻ như miễn là Fed ủng hộ thị trường, chúng ta sẽ an toàn. Một khi dừng lại, chắc chắn có rủi ro rằng mức định giá cao mà chúng ta chấp nhận hiện nay sẽ khiến thị trường điều chỉnh ít nhất 20%.