Chỉ vài tuần trước, giá dầu Brent vượt ngưỡng $85 và thị trường đã nói về khả năng tăng lên ngưỡng $100. Hiện nay, nhà đầu tư và giới phân tích dường như đã thay đổi quan điểm.
Giá dầu giảm vào đầu tuần này với thông tin dự trữ dầu thô tăng ở Mỹ và triển vọng kinh tế yếu hơn trong năm 2019. Thứ 3, giá dầu WTI giảm 4% và giá dầu Brent giảm 4,3%. Điều này có vẻ là một phiên điều chỉnh cần thiết sau khi dầu đã đạt ngưỡng cao trong 4 năm vào đầu tháng này.
Thị trường cũng thay đổi quan điểm đối với lệnh trừng phạt dầu Iran, bắt đầu có hiệu lực ngày 4/11. Theo dõi thông tin từ nhiều nguồn khác nhau gồm ClipperData and TankerTrackers cho thấyxuất khẩu dầu Iran tiếp tục cao hơn so với kỳ vọng trong tháng 10. Bộ trưởng năng lượng Ả rập Khalid al-Falih lặp lại rằng Ả rập có kế hoạch tăng sản lượng nhằm đáp ứng nhu cầu của bất kỳ khách hàng nào mà bị ảnh hưởng bởi lượng dầu từ Iran. Ông cho rằng vị thế hiện tại của OPEC là “sản xuất nhiều nhất có thể". Nga và Libi cũng công bố tăng sản lượng trong tuần này.
Bất ổn xung quanh lệnh trừng phạt Iran, cụ thể từ Trung Quốc sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường. Trong nhiều tháng, người ta cho rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục nhập khẩu dầu Iran với tốc độ ổn định, ngay cả sau khi lệnh trừng phạt có hiệu lực. Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất của Iran. Tuy nhiên, thông tin gần đây khá phức tạp đối với giả định đó. Reuters báo cáo rằng cả Sinopec và CNPC đều đang do dự đặt hàng dầu Iran cho tháng 11 để chờ thông tin miễn trách về lệnh trừng phạt trước ngày 4/11.
Ngoài ra, Ngân hàng Kunlun thông báo rằng họ sẽ không còn xử lý các khoản thanh toán nhân dân tệ đối với dầu Iran do lệnh trừng phạt đang chuẩn bị có hiệu lực. Điều này giúp đẩy giá dầu Brent tăng nhẹ trong phiên giao dịch hôm thứ 4. Thông báo của Ngân hàng Kunlun là quan trọng vì đó là cách giao dịch chính để Trung Quốc tránh được các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với việc mua dầu của Iran. Mỹ đã xử phạt Ngân hàng Kunlun do tạo điều kiện mua dầu Iran nhưng do ngân hàng không bị ảnh hưởng bởi hệ thống tài chính Mỹ, lệnh cấm vận không có hiệu lực.
Nếu giá dầu tiếp tục xu hướng giảm, có thể giới phân tích sẽ cân nhắc lại dự báo kinh tế của họ trong năm 2019. Giá dầu rẻ hơn có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nếu OPEC tiếp tục chính sách sản xuất hiện tại đến giữa năm 2019, và nếu Ả rập, Nga và Mỹ có thể cam kết tăng sản lượng, triển vọng kinh tế toàn cầu có thể tăng lên.