Cách tiếp cận về pháp lý của Chính phủ Mỹ đối với tiền điện tử vần còn phức tạp và mơ hồ. Ngay cả khi có một số khuyến nghị yêu cầu các nhà lập pháp bày tỏ qan điểm rõ ràng hơn, nhưng dường như vẫn chưa thực hiện được.
Khi tiền điện tử trở thành một kênh đầu tư chính thống, họ cũng phải chịu được khả năng phải tiết lộ danh tính từ quan điểm pháp lý. Được xác định khác nhau như tiền, an ninh, tài sản hoặc hàng hoá, nhiều người đổ lỗi cho sự thiếu minh bạch vì đã làm xáo trộn cách thị trường chấp nhận một loại tài sản. Ở Mỹ có nhiều bên pháp lý đang giám sát thị trường này, bao gồm SEC, CFTC, FDIC, Văn phòng kiểm soát tiền tệ và IRS. Trong nhiều trường hợp, mỗi bên lại có quan điểm khác nhau khiến thị trường không có tính đồng nhất.
Hướng tới hành lang pháp lý rõ ràng
Chúng tôi đang hướng tới hành lang pháp lý rõ ràng, Angela Walch, phó giáo sư tại trường Đại học Luật St Mary ở Texas, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Công nghệ Blockchain tại University College London. Tuy nhiên, với thị trường tiền điện tử, việc này không thể nhanh được.
“Khi SEC và CFTC đưa ra một biện pháp thực thi mới, họ ít tập trung vào những biểu hiện khác nhau trong khi mục tiêu là làm rõ dần hoạt động nào có vấn đề. Nhìn chung, các nhà quản lý Mỹ vẫn đang cố gắng bảo vệ người tiêu dùng trong khi vẫn không có sự đổi mới, nhưng chúng tôi hi vọng thị trường sẽ có nhiều động lực mới khi có một số tổ chức vận động hành lang mới hình thành trong năm 2018”.
Cuộc thi quy định toàn cầu cũng đang được tiến hành, bà giải thích với một số khu vực pháp lý nhỏ như Malta, Gibraltar và Bermuda đang thống trị lĩnh vực tiền điện tử để thu hút việc làm.
“Nỗi sợ của tôi là chúng ta có thể hướng tới một cuộc đua đến cùng với các quy định về tiền điện tử. Các nhà quản lý Mỹ đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ ngành công nghiệp để thân thiện hơn với ngành này với mối đe doạ mất việc và vốn đầu tư cho các khu vực pháp lý nước ngoài”.
“Tôi không chắc SEC sẽ có thể gây khó khăn cho Bitcoin và các loại ETF mã hoá khác trong bao lâu”.
Với các quy định hiện nay, có thể hiểu rằng các vi phạm tài chính và gian lận vẫn có thể được che giấu vì mỗi cơ quan có đội ngũ giám sát riêng biệt. Tuy nhiên, SEC và CFTC đã cùng nhau tạo ra tính minh bạch cho quy định trên thị trường này, cho thấy hành động nhanh chóng và việc các cơ quan hợp tác chặt chẽ sẽ mang lại lợi ích cho nhà đầu tư tiền điện tử Mỹ.
Ví dụ điển hình cho năm 2018: 1Broker
Để hiểu hơn về những quy định hiện hành hoặc các biện pháp nhanh chóng để phòng ngừa gian lận, sàn giao dịch tiền điện tử 1Broker bị buộc đóng cửa là một trong những ví dụ tốt. 27/09/2018, SEC công bố đang hoàn thiện thủ tục đệ lên toà án Quận Columbia hướng đến 1Pool Ltd., công ty đang hoạt động dưới danh nghĩa 1Broker. Công ty có trụ sở tại Marshall Islands này cho phép khách hàng thanh toán và trao đổi hàng hóa bằng Bitcoin. Vụ kiện thứ 2 tương tự dành cho CEO Patrick Brunner của công ty.
Mô hình kinh doanh của họ sẽ không gặp vấn đề gì nếu nhà đầu tư không đến từ nước Mỹ, Tuy nhiên, trong trường có bàn tay của nhà đầu tư Mỹ như trong trường hợp của 1Broker thì họ đã vi phạm quy định luật pháp chứng khoán liên bang.
Nói về trường hợp này, Trace Schmeltz đối tác của văn phòng luật Barnes & Thornburg LLP tại Chicago cho rằng SEC và CFTC đã có một cách tiếp cận luật thị trường tài chính có tác động đến nhà đầu tư Mỹ bằng việc nộp 2 đơn kiện.
“1Broker là một công ty có trụ sở tại Marshall Islands nhưng hoạt động bên ngoài nước Áo. Họ thu Bitcoin từ nhà đầu tư Mỹ - vốn dĩ được đặt dưới sự kiểm soát của Mỹ. Cả 2 đơn kiện này đều khẳng định 1Broker đã hoạt động như là 1 sàn giao dịch không được đăng ký cũng như là bán “hợp đồng chênh lệch” (CFD) không đăng ký.”
CFD, bất hợp pháp ở Mỹ, là một phương tiện cho phép nhà đầu tư để có một vị thế trong tài sản cơ bản mà khôgn thực sự sở hữu công cụ đó. CFD tăng và giảm giá trị dựa trên chuyển động của tài sản cơ bản. Đó là một ván cược về xu hướng trong tương lai của một tài sản mà không thực sự có một cổ phần trong tài sản đó.
“1Broker cho phép các nhà đầu tư gửi Bitcoin vào ví và sử dụng nó làm tài sản thế chấp để giao dịch CFD, phản ánh một khoản đầu tư dựa vào chứng khoán (như là một cổ phiếu giao dịch trên sàn như Alphabet/GOOGL) và những tài sản đó phản ánh lợi ích dựa vào hàng hoá (như giá dầu thô WTI)”.
Trong mỗi trường hợp, 1Broker hoạt động như một trung gian thị trường. CFTC đã đệ đơn khiếu nại CFD dựa vào các loại hàng hoá như WTI hoặc vàng, trong khi SEC đồng thời đệ đơn khiếu nại chống lại 1Broker đối với các loại CFD dựa vào cổ phiếu mà nó đang bán”.
Đáp lại điều đó, 1Broker chia sẻ rằng họ sẽ “hợp tác đầy đủ với chính quyền. Nếu được chấp thuận, chúng tôi sẽ cho phép rút tiền cho khách hàng ở Mỹ càng sớm càng tốt”.
Bitcoin Exchange Guide báo cáo rằng “người dùng đã mất hàng triệu USD trong quỹ” và ngay sau khi thông báo của SEC, trang web của 1Broker đã biến mất. Website dựa vào Cyprus CoinSpeaker nói rằng có phiên bản chỉ được đọc của website 1Broker đã được đưa lên, cho phép nhà đầu tư theo dõi rằng tiền của họ vẫn an toàn.
Đối lập giữa các nhà quản lý liên bang và tiểu bang
Khi hành động này trở nên rõ ràng, các nhà quản lý Mỹ đang nỗ lực điều tra các thị trường tài chính toàn cầu có tác động đến nhà đầu tư Mỹ, và họ sẽ có hành động phối hợp nhằm ngăn chặn bất kỳ ai tạo cơ hội vi phạm yêu cầu quy định của Mỹ. Đó là một thông tin tốt, nhưng còn nhiều vấn đề.
Jeffrey Alberts of Pryor Cashman LLP đã dành 6 năm tại Văn phòng Luật sư Mỹ ở Quận phía Nam New York và hiện là đồng chủ tịch của Tậpd doàn Fintech của Pryor Cashman. Ông chỉ ra rằng vẫn còn sự phản đối giữa các cơ quan lập pháp khác nhau của Mỹ đặc biệt giữa các nhà quản lý ở cấp liên bang và tiểu bang.
“Điều đáng nói đến về quy định của tiểu bang so với liên bang, có một lá phiếu giữa các cơ quan quản lý nhà nước va OCC về việc ai sẽ quy định đối với các công ty Fintech. Các nhà quản lý bang không muốn OCC trở thành người điều hành của tất cả các công ty tài chính này…”
Rõ ràng, cuộc đấu tranh cho sự minh bạch vẫn tiếp tục, nhưng hy vọng khi bên chiến thắng tăng, các nhà quản lý sẽ đi đến một số hiệp định về cách xử lý các vấn đề và thông qua cơ quan nào.