Dự đoán về nhu cầu mùa hè, cùng với các động thái của OPEC sẽ giữ cho giá dầu sôi động trong tuần này, trong khi vàng cố gắng vượt lên mức 1.900 đô la do lo ngại lạm phát khi tháng 6 bắt đầu.
Nhu cầu xăng của Hoa Kỳ đã tăng 9.6% so với mức trung bình vào bốn ngày Chủ Nhật trước đó, cho thấy nhu cầu cuối tuần cao nhất kể từ mùa hè năm 2019, theo Gas Buddy, một ứng dụng của nhóm truyền thông Dịch vụ Thông tin Giá Dầu. Dữ liệu đến trước ngày lễ tưởng niệm vào Thứ Hai, mà theo truyền thống ngày này sẽ đánh dấu thời điểm bắt đầu giai đoạn lái xe cao điểm vào mùa hè ở Hoa Kỳ.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế cho biết, triển vọng kinh tế toàn cầu cũng đang được cải thiện khi việc triển khai vắc xin cho phép các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động và khi Hoa Kỳ bơm hàng nghìn tỷ USD vào nền kinh tế lớn nhất thế giới, đẩy các dự báo của nước này lên cao hơn.
OECD, tổ chức tập hợp một số quốc gia giàu nhất thế giới cho biết, nền kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng 5.8% trong năm nay và 4.4% trong năm tới, nâng ước tính từ mức 5.6% và 4.0% tương ứng trong dự báo gần nhất được công bố vào tháng Ba.
Hôm thứ Ba, 13 thành viên của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ, được biết đến với tên viết tắt là OPEC, và 10 nước đồng minh, 23 nước này đã cùng nhau thành lập liên minh OPEC+, sẽ tổ chức các cuộc đàm phán về điều chỉnh cung cầu hàng tháng. Thông thường, các thành viên và đồng minh của tổ chức sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để tăng giá dầu và nhu cầu sử dụng thông qua các tuyên bố về sứ mệnh và mục tiêu của họ.
Vào tháng 4, OPEC+ đã quyết định tăng sản lượng 2.1 triệu thùng/ngày từ tháng 5 đến tháng 7 vì dự báo nhu cầu nhiên liệu toàn cầu sẽ tăng, bất chấp việc COVID đang hoành hành ở Ấn Độ, nước tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới.
"Chúng tôi tin rằng thị trường có khả năng hấp thụ nguồn cung bổ sung này, và do đó OPEC+ được kỳ vọng sẽ xác nhận việc tăng sản lượng theo kế hoạch trong hai tháng tới", các nhà phân tích tại ING Economics cho biết khi đề cập đến OPEC+.
Dầu thô WTI, tiêu chuẩn cho dầu của Mỹ, đã tăng gần 2% trong giao dịch thương mại châu Á hôm thứ Ba, đạt mức cao nhất trong 12 tuần là 67,70 USD / thùng vào thời điểm đỉnh của phiên. Tuần trước, WTI đã tăng 4%.
Dầu thô Brent, đóng vai trò tiêu chuẩn toàn cầu cho dầu, cũng đạt mức cao nhất trong 12 tuần, ở mức 70.28 USD/ thùng. Dầu Brent đã tăng gần 5% trong tuần trước.
Dầu đã tăng giá kể từ tuần trước khi giá xăng trung bình đạt mức cao nhất trong bảy năm là hơn 3 đô la cho mỗi gallon, cao hơn 60% so với cùng thời kỳ năm trước, trước kỳ nghỉ Ngày tưởng niệm 31 tháng Năm.
Ngày Tưởng niệm đánh dấu không chính thức sự bắt đầu của giai đoạn lái xe cao điểm vào mùa hè ở Hoa Kỳ và Hiệp hội Ô tô Hoa Kỳ dự báo sẽ có khoảng 37 triệu khách du lịch vào dịp này trong năm nay, tăng 60% so với con số 23 triệu vào năm ngoái do đại dịch bùng phát. Những người lái xe trong khoảng thời gian ba ngày thường đổ đầy bình của họ nhiều hơn một lần, dẫn đến lượng xăng được tiêu thụ là rất nhiều.
Việc đặt cược vào mức tiêu thụ sau Ngày Tưởng niệm đã giúp giá dầu cân bằng lại từ những lo ngại về việc nguồn cung từ Iran có thể sẽ tăng mạnh trong những tháng tới. Những lo ngại này được hình thành trước viễn cảnh Tehran thành công trong việc đạt được thỏa thuận hạt nhân mới với các cường quốc thế giới, qua đó dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với hoạt động xuất khẩu dầu thô của nước này.
WTI và Brent cũng được hỗ trợ bởi dữ liệu của chính phủ Hoa Kỳ cho thấy mức giảm mạnh hơn dự kiến của kho dự trữ dầu thô, xăng và sản phẩm chưng cất tuần trước.
Riêng sản lượng dầu thô của Hoa Kỳ đã tăng 14.3% trong tháng 3, theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng vào thứ Sáu, khi số lượng giàn khoan dầu đang hoạt động tăng tháng thứ 10 liên tiếp vào tuần trước.
Các mặt hàng giao dịch bằng đồng đô la như dầu và vàng cũng có một phiên giao dịch đầu tuần mạnh mẽ khi đồng tiền của Mỹ tiếp tục giảm giá trị. Chỉ số Dollar Index, so sánh đồng bạc xanh với euro và năm loại tiền tệ chính khác, đã giảm khoảng 4% kể từ cuối tháng Ba.
Vàng tiếp tục tiến sâu hơn vào vùng 1,900 đô la khi giá vàng đạt mức cao nhất trong 5 tháng đối với cả giao dịch vàng tương lai và giao ngay.
Tuần trước, vàng đã kết thúc tháng tốt nhất trong mười tháng gần đây khi đem lại lợi nhuận 8.0% trong tháng 5 - mức cao nhất kể từ con số 10% của tháng 7 năm ngoái.
Phần lớn hành động giá của vàng trong tháng 5 được dự đoán bởi dữ liệu về lạm phát, điều này đã phần nào thúc đẩy đà tăng của kim loại này.
Dữ liệu lạm phát trong vài tháng qua đã khiến các nhà kinh tế lo ngại rằng năm 2021 có thể chứng kiến mức giá tăng đột biến lớn nhất trong 35 năm do chi phí của hầu hết mọi thứ, từ nhà cửa đến gỗ xẻ trong lĩnh vực xây dựng đều tăng vọt.
Lạm phát Mỹ tăng vọt so với một năm trước khả năng chỉ là hiện tượng tạm thời do thiếu hụt nguyên liệu trong nền kinh tế phục hồi từ COVID-19, và số liệu hàng tháng có thể sẽ tiếp tục cao cho đến cuối năm, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho biết vào tuần trước.
Tất cả mọi thứ đều bình đẳng, môi trường lạm phát cao là điều tốt cho vàng, vốn được coi là nơi lưu trữ giá trị tốt nhất trong thời điểm khó khăn cả về tài chính và chính trị.
Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, các đối thủ của vàng là đồng đô la và lợi tức trái phiếu Mỹ, đã tăng giá thay vì giảm trước dấu hiệu của lạm phát gia tăng, khi các nhà đầu tư đặt cược rằng Fed sẽ tăng lãi suất nhanh hơn dự đoán - điều mà ngân hàng trung ương đã tuyên thệ sẽ không làm. Những suy đoán như vậy đã kích hoạt thị trường bán tháo vàng khiến vàng chạm đáy trong gần 11 tháng dưới 1.674 USD, trước khi lợi suất và đồng đô la giảm đã giúp giá vàng quay trở lại mức 1,900 USD.
Fed thừa nhận áp lực giá xuất phát từ sự tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng của Mỹ. Ngân hàng trung ương đã đặt mục tiêu lạm phát hàng năm là 2% trong thập kỷ qua. Nhưng Fed hầu như không đạt được mục tiêu đó, với các chỉ trích cho rằng ngân hàng trung ương đã quá bám theo dữ liệu Chi tiêu tiêu dùng cá nhân, hay PCE, một chỉ số bỏ qua chi phí cho thực phẩm và năng lượng, thành phần dễ biến động nhất của lạm phát.
Mặt khác, Chỉ số giá tiêu dùng, hay CPI, bao gồm giá thực phẩm và năng lượng, đã ghi nhận mức tăng 4.2% trong tháng 4, mức tăng lớn nhất trong gần 13 năm trong bối cảnh chi phí tăng cao giữa nền kinh tế phục hồi nhanh chóng sau đại dịch coronavirus.
Việc giữ được trên mốc $1,900 của vàng cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi báo cáo việc làm của Mỹ trong tháng 5, dự kiến phát hành vào thứ Sáu. Các nhà kinh tế đang kỳ vọng khoảng 650.000 việc làm mới được tạo ra trong tháng trước so với mức tăng chỉ 266,000 việc làm vào tháng Tư.
Các nhà kinh tế nói chung đang kỳ vọng sự tăng trưởng việc làm mạnh mẽ của Hoa Kỳ trong những tháng tới, vì bình thường hóa đang nhanh chóng quay trở lại quốc gia từng bị ảnh hưởng nặng bởi đại dịch.
Bên cạnh dữ liệu việc làm, dữ liệu sản xuất của ISM, dự kiến phát hành vào thứ Ba, tiếp theo là dữ liệu dịch vụ của ISM vào thứ Năm cũng có thể đóng vai trò quan trọng đối với vàng.
Ngoài ra, dữ liệu Bảng lương Phi nông nghiệp ADP sẽ được công bố vào thứ Năm, muộn hơn một ngày so với thường lệ do ngày nghỉ vào thứ Hai, cùng với số liệu hàng tuần về đơn xin trợ cấp thất nghiệp Mỹ.
Về phía Fed, một số quan chức của ngân hàng trung ương dự kiến sẽ phát biểu trong tuần này, bao gồm Chủ tịch Jerome Powell, ông sẽ tham gia một cuộc thảo luận về biến đổi khí hậu vào thứ Sáu với Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Kristalina Georgieva và Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu Christine Lagarde.
Các diễn giả khác của Fed trong tuần bao gồm Phó Chủ tịch Fed Randal Quarles, Thống đốc Fed Lael Brainard, Chủ tịch Fed Philadelphia Patrick Harker, Chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic, Chủ tịch Fed Chicago Charles Evans và Chủ tịch Fed Dallas Robert Kaplan.
Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Barani Krishnan sử dụng một loạt các quan điểm ngoài của riêng ông để mang lại sự đa dạng cho phân tích của ông về bất kỳ thị trường nào. Để giữ được tính trung lập, đôi khi ông đưa ra các quan điểm trái ngược và các biến số trên thị trường. Ông không giữ vị thế đối với các loại hàng hóa và chứng khoán mà ông viết về.