Đánh giá thị trường ngoại hối ngày 03.03.20
Theo Kathy Lien, Giám đốc chiến lược ngoại hối tại BK Asset Management
Cuộc hội đàm của nhóm các nước G7 là một dấu hiệu cho quyết định giảm lãi suất 50bp của Fed. Động thái bất ngờ này là lần cắt giảm trước cuộc họp đầu tiên kể từ đợt khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong khi cuộc thảo luận của nhóm các nước G7 có thể góp phần vào quyết định nới lỏng của họ, nhưng vấn đề thời gian, chỉ 2 tiếng trước khi đưa ra tuyên bố của G7, thật sự gây bất ngờ.
Mọi chuyện rất rõ ràng rằng các ngân hàng trung ương đang lo ngại không chỉ về tác động kinh tế của virus COVID-19 mà còn lo ngại về sự sụt giảm trên thị trường chứng khoán. Theo ông Powell – chủ tịch Fed, người đã tổ chức cuộc họp báo để làm rõ về quyết định này, sự bùng phát của virus Corona làm đình trệ kinh tế ở nhiều quốc gia và các biện pháp này sẽ có tác động lên các hoạt động trong một thời gian. Tầm ảnh hưởng và khả năng duy trì của những ảnh hưởng này là không chắc chắn nhưng rủi ro tác động tới triển vọng kinh tế đã thay đổi đủ để điều chỉnh một động thái hỗ trợ nền kinh tế. Ông cho biết thêm rằng mỗi thành viên của G7 sẽ có nhiều động thái hơn cùng với khả năng sẽ có sự phối hợp chính thức. Nói cách khác, quyết định nới lỏng đang được đưa ra từ các ngân hàng Trung ương bao gồm cả Fed nếu tình hình bán tháo cổ phiếu trên thị trường trầm trọng hơn và suy thoái kinh tế toàn cầu trở nên tệ hơn.
Phản ứng với quyết định trên, đồng USD đã giảm giá mạnh, bị bán tháo mạnh mẽ so với đồng Euro, đồng Yên Nhật và các đồng tiền lớn khác. Động thái này đồng điệu với sự kỳ vọng bởi hành động của Fed quá kiên quyết và mạnh mẽ đã ngay lập tức giảm lợi thế lãi suất của đồng USD so với các đồng tiền khác. Tình hình bán tháo trên thị trường chứng khoán còn khó hiểu hơn. Khi tuyên bố được đưa ra lần đầu tiên, thị trường chứng khoán tăng mạnh nhưng đến cuối phiên giao dịch ở NY, chỉ số Công nghiệp Trung bình Down Jones đã giảm hơn 800 điểm.
Vấn đề của Fed và các Ngân hàng TW khác là quyết định cắt giảm lãi suất không thể giải quyết được khủng hoảng về sức khỏe. Trong khi Fed có thể đã hi vọng rằng quyết định nới lỏng lãi suất sớm và quyết liệt có thể sẽ trấn an các nhà đầu tư, nhưng tác động ngược lại hoàn toàn do đã nhấn mạnh mức độ quan tâm của các Ngân hàng TW. Các nhà đầu tư kỳ vọng một động thái khác vào tháng Tư và không loại trừ việc giảm thêm ¼ điểm nữa vào ngày 18/3. Hiện tại, câu hỏi đặt ra là tiếp theo sẽ là Ngân hàng TW nước nào?
Đêm qua, Ngân hàng dự trữ Úc đã hạ lãi suất 25bp. Không giống Fed, RBA lựa chọn động thái ít quyết liệt hơn vì họ cảm thấy vẫn còn quá sớm để đánh giá tác động kéo dài của virus. Với lý do đó, RBA thừa nhận tác động của virus đến nền kinh tế là nghiêm trọng với tăng trường GDP hằng quý đưa ra trong tháng Ba giảm đáng kể. Họ đã chuẩn bị để tiếp tục nới lỏng nếu cần thiết.
Ngân hàng Canada (BoC) sẽ có tuyên bố chính sách vào thứ Tư. Như bảng dưới cho thấy, dữ liệu không quá tệ nhưng thị trường đã hoàn toàn kỳ vọng về việc cắt giảm ¼ điểm lãi suất. Sẽ rất thú vị khi chờ đợi bài phát biểu của Thống đốc Poloz, người đã cam kết chắc chắn sẽ hỗ trợ dữ liệu. Giá dầu đã giảm mạnh và giá trị trên thị trường chứng khoán đang giảm mạnh. Sẽ là một sai lầm khi các ngân hàng Trung ương bỏ qua tất cả những rủi ro đang diễn ra. Điều lớn nhất, chúng tôi hi vọng động thái cắt giảm ¼ điểm của Boc, kèm theo cam kết tương tự sẽ hành động hơn nữa nếu cần thiết.
Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Anh (BoE) đã làm rõ rằng họ đang sẵn sàng để tăng các biện pháp kích thích nhưng chúng ta vẫn chưa có nhiều thông tin từ Ngân hàng Trung ương Châu Âu. Các nhà đầu tư dự đoán 90% cơ hội rằng sẽ cắt giảm lãi suất và đưa về lãi suất âm. Họ không còn nhiều biên độ (room) để có thể hành động (điều này phần nào giải thích sức mạnh của đồng Euro) nhưng họ sẽ không thể đứng bên lề và để các ngân hàng TW khác hành động. Với phản ứng của thị trường trước động thái của Fed, nhiều khả năng thị trường chứng khoán Hoa Kỳ và đồng USD sẽ tiếp tục giảm. Hãy quan sát tỷ giá USD/JPY phá vỡ ngưỡng 107 trong phiên giao dịch châu Á.
CAD Data Points