Cục Dự trữ Liên bang đã chính thức đưa ra quyết định không áp dụng kiểm soát đường cong Phillips và có sự thay đổi về mục tiêu lạm phát của những năm 1980, quyết định này được đưa ra vào vào thứ Năm tuần trước, được xem là một bước ngoặt trong lịch sử vì đã mở ra các chướng ngại mới và hứa hẹn tiền tệ sẽ trở nên rẻ hơn.
Đây là thông điệp từ Chủ tịch FED Jerome Powell vào tuần trước khi ông trình bày chi tiết các kết luận mà các nhà hoạch định chính sách trong Ủy ban Thị trường Mở Liên bang đã đạt được trong quá trình xem xét chiến lược chính sách tiền tệ của họ. Ông tuyên bố sự linh hoạt trong lạm phát mục tiêu và chấm dứt việc tăng lãi suất phủ đầu, tỷ lệ hứa hẹn sẽ chỉ được nâng lên khi lạm phát thực vượt qua mức tồi tệ trước đó.
Thị trường chứng khoán đã đạt mức cao kỷ lục trước sự thay đổi chính sách của FED. Chỉ số S&P 500 đã tăng vào thứ Năm, đóng cửa đạt mức kỷ lục trong 5 ngày liên tiếp và sau đó một lần nữa vào thứ Sáu chỉ số cũng đóng cửa ở mức kỷ lục 3.508,01.
Bên cạnh đó, Dow Jones đã tăng vào vào thứ Sáu, đóng cửa ở mức 28.653,87, hoàn toàn xóa sạch khoản lỗ trong năm (mặc dù vẫn thấp hơn 3,1% so với mức kỷ lục đóng cửa của ngày 12 tháng 2).
Nền kinh tế phát triển, chính sách tiền tệ nới lỏng hơn nữa
“Bởi vì nền kinh tế luôn phát triển, chiến lược của FOMC nhằm đạt được các mục tiêu, vì vậy khuôn khổ chính sách của chúng tôi cũng phải phù hợp để có thể đáp ứng những thách thức mới nảy sinh”, Powell nêu trong bài phát biểu của mình tại hội nghị trực tuyến chuyên đề Jackson Hole.
Bốn mươi năm trước, Powell nói, vấn đề lớn nhất đối với nền kinh tế là lạm phát tăng cao. Chủ tịch FED khi đó là Paul Volcker đã giảm lạm phát bằng cách tăng lãi suất lên hai con số. Sau đó, FED đã sẵn sàng tăng lãi suất ngay cả khi lạm phát đã được chế ngự - gần đây khi lãi suất tăng vọt không được khuyến cáo vào năm 2018 và đầu năm 2019 khi ông Powell đang nắm quyền chủ tịch.
FED sau đó buộc phải thận trọng xem xét lại và các thành viên FOMC nhận ra rằng họ cần phải suy nghĩ lại toàn bộ hoạt động kinh doanh.
Vì vậy, vào tuần trước, FED đã thừa nhận những gì đã rõ ràng đối với những người tham gia thị trường trong hơn một thập kỷ - đường cong Phillips được sử dụng để tương quan tỷ lệ thất nghiệp thấp với lạm phát gia tăng đã bị cắt ngang và các dữ liệu không cho thấy một tỷ lệ thất nghiệp cố định, vì vậy nền kinh tế cần có hành động thiết thực để thắt chặt tiền tệ.
“Trong tương lai, dữ liệu việc làm có thể giữ nguyên hoặc cao hơn ước tính là điều không lo ngại”, Powell nói hôm thứ Năm để giải thích rằng sự thiếu hụt việc làm trầm trọng thật sự hay các thông tin không chính xác về mức độ thiếu hụt đều có thể kích hoạt hành động chính sách.
Khi FED đưa mức mục tiêu lạm phát tăng lên 2, về cơ bản thị trường có thể quên đi lạm phát trong thời điểm hiện tại.
Về mặt chính thức, FED hiện sẽ không chỉ khoan nhượng mà còn tích cực thúc đẩy lạm phát trên mức 2% để giữ cho kỳ vọng lạm phát không bị chìm xuống và lấy đi bất kỳ khả năng nào của ngân hàng trung ương để điều động lãi suất .
Chính xác, thị trường coi điều này có nghĩa là chính sách tiền tệ sẽ được nới lỏng cho đến khi lạm phát có dấu hiệu tăng quá mức – điều này dường như không thể đạt được vào thời điểm này.
Powell chỉ ra rằng “các nền kinh tế lớn khác” đã lấy kinh nghiệm từ vấn đề này như thế nào, một khi động lực của kỳ vọng lạm phát thấp ảnh hưởng đến nền kinh tế, thì rất khó để có thể loại bỏ.
Powell cũng cam kết rằng FED sẽ tiếp tục sử dụng “đầy đủ các công cụ” của mình để kích thích nền kinh tế. Trong khi hàng tỷ USD mua trái phiếu của ngân hàng trung ương khiến các nhà đầu tư hài lòng, vẫn có những tranh cãi vì chính sách tiền tệ hiệu quả.
Trong bất kỳ trường hợp nào, đối với tất cả những sự cố gắng đày thận trọng của mình, FED vẫn chưa tìm ra cách để đưa lạm phát về mức gần 2%. Sự thay đổi mới nhất cũng không có khả năng làm tăng kỳ vọng lạm phát, mà Powell mô tả là “một động lực quan trọng của lạm phát thực tế”.
Có lẽ 10 năm nữa một cuộc tổng kết chiến lược mới sẽ tìm ra câu trả lời cho bài toán hóc búa đó.