Ethereum có thể thách thức vị trí dẫn đầu của Bitcoin không?

Ngày đăng 13:15 11/06/2021
Cập nhật 17:31 09/07/2023
TSLA
-
IXIC
-
BTC/USD
-
XYZ
-
BTC/USD
-
ETH/USD
-
ETH/USD
-
DOGE/USD
-
COIN
-

Bài viết này dành riêng cho Investing.com

  • Giai đoạn tăng chóng mặt kết thúc - Bitcoin giảm một nửa, Ethereum giảm nhẹ hơn
  • Bitcoin vẫn đứng đầu - Ethereum kém xa ở vị trí thứ hai
  • Ethereum và Bitcoin có các mục tiêu khác nhau
  • Tỷ lệ phần thưởng-rủi ro có thể ủng hộ Ethereum
  • Bằng chứng cổ phần của Ethereum giúp giảm chi phí, DeFi ủng hộ Ethereum

Tính đến ngày 7 tháng 6, đã có 10,332 đồng tiền điện tử xuất hiện trên không gian mạng. Số lượng các đồng tiền mới tiếp tục tăng mỗi ngày. Đợt tăng giá mạnh của các đồng tiền điện tử hàng đầu đã khiến các nhà đầu tư tham gia thị trường với hy vọng tìm ra Bitcoin hoặc Ethereum tiếp theo, giúp họ biến một khoản đầu tư nhỏ thành một khối tài sản lớn.

Khoản đầu tư 10 đô la vào Bitcoin vào năm 2010 với giá 5 xu cho mỗi đồng có trị giá lên tới hơn 13 triệu đô la ở đỉnh gần nhất vào khoảng 65,000 đô la. Vào năm 2015, Ethereum được giao dịch dưới 1 đô la, trong khi đỉnh gần nhất của đồng tiền này lên tới 4,400 đô la. Tức là 100 đô la bỏ ra từ bảy năm trước lúc này đáng giá 440,000 đô la.

Các đồng tiền điện tử khác cũng tạo ra lợi nhuận đáng kinh ngạc cho các nhà đầu tư. Dogecoin, loại tiền điện tử yêu thích của Elon Musk, bùng nổ nhờ hoạt động đầu cơ điên cuồng đối với tiền điện tử và các bài PR từ những người ủng hộ nổi tiếng.

Việc tìm kiếm viên kim cương thô hơn 10,000 đồng tiền điện tử khác sẽ tiếp tục. Lợi nhuận khổng lồ là một nam châm mạnh mẽ thu hút hoạt động đầu cơ.

Trong khi đó, sự đi lên của Bitcoin và Ethereum thật đáng kinh ngạc. Ngay cả sau khi giảm một nửa thị giá trong những tuần qua, các đồng tiền dẫn đầu vẫn tiếp tục ở mức cao, với nhiều nhà đầu tư kỳ vọng những đỉnh mới cao hơn nữa.

Giai đoạn tăng chóng mặt kết thúc - Bitcoin giảm một nửa, Ethereum giảm nhẹ hơn

Bitcoin, đồng tiền điện tử đứng đầu, đạt đỉnh gần nhất vào ngày 14 tháng 4. Đồng tiền này đạt đỉnh cùng ngày Coinbase (NASDAQ: COIN) niêm yết cổ phiếu của mình trên NASDAQ.

COIN được hưởng lợi trực tiếp từ khối lượng giao dịch thay vì mức giá của các loại tiền kỹ thuật số. COIN hoạt động trong lĩnh vực tiền điện tử như CME và ICE hoạt động trong lĩnh vực hợp đồng tương lai và các loại tài sản khác. Cả 3 đều là nền tảng đầu tư và giao dịch.

Tiền điện tử đã hình thành mô hình tạo ra những mức cao mới sau các sự kiện cho thấy thị trường đang dần chấp nhận chúng dưới vai trò phương tiện giao dịch và đầu tư chính thống. Vào cuối năm 2017, sự ra đời của hợp đồng tương lai trên CME đã giúp Bitcoin lần đầu tiên vượt qua mức 20,000 đô la.

Các khoản đầu tư từ các công ty nổi tiếng như Square (NYSE: SQ) và Tesla (NASDAQ: TSLA) vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021, đã đưa Bitcoin lên mức cao hơn. Hợp đồng tương lai trên Ethereum đã nâng giá của đồng tiền điện tử hàng đầu thế giới vào đầu năm nay.

Trong khi đó, các sự kiện bất lợi đã tạo ra các đợt điều chỉnh. Ví dụ đầu tiên là vào năm 2014, khi vụ hack tấn công vào Mount Gox khiến sàn giao dịch này phá sản đã làm giá Bitcoin quay cuồng. Sự kiện gần đây nhất là quyết định của Tesla không chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin cho sản phẩm xe điện vì lý do môi trường.

Lệnh cấm của Trung Quốc đối với các loại tiền kỹ thuật số khi nước này tung ra đồng nhân dân tệ kỹ thuật số của mình có khả năng ảnh hưởng mạnh đến giá và chấm dứt các đợt tăng mạnh.

Bitcoin Weekly

Biểu đồ tuần của hợp đồng tương lai Bitcoin cho thấy mức giảm từ 65,520 đô la vào ngày 14 tháng 4 xuống mức thấp nhất là 30,205 đô la mỗi đồng trong hơn một tháng sau đó. Sự sụt giảm 53,9% là một lời nhắc nhở rằng thị trường tăng giá mạnh có thể trở thành những con dao rơi trong chớp mắt. Ở mức 32,000 đô la vào ngày 8 tháng 6, Bitcoin vẫn thấp hơn so với đỉnh kỷ lục 51% và chỉ cao hơn đáy gần đây nhất 5.9%.

Ethereum Weekly

Ethereum đạt đỉnh ở mức 4,406.50 đô la trong tuần của ngày 10 tháng 5 và giảm xuống mức thấp nhất là 2,062 đô la hai tuần sau đó, ứng với mức giảm 53.2%. Ở mức 2,410 đô la vào ngày 8 tháng 6, Ethereum đã giảm 45.3% so với đỉnh mọi thời đại, nhưng cao hơn 16.9% so với đáy gần đây. Ethereum cho thấy sự vượt trội so với Bitcoin trong những tuần qua.

Bitcoin vẫn đứng đầu - Ethereum kém xa ở vị trí thứ hai

Tính đến ngày 8 tháng 6, vốn hóa thị trường của Bitcoin đứng ở mức 602.280 tỷ đô la. Ethereum đứng ở vị trí thứ hai với vốn hóa 279.611 tỷ đô la. Bitcoin chiếm 41.3% và Ethereum chiếm 19.2% tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử trị giá 1.462 nghìn tỷ USD.

Bitcoin và Ethereum là những đồng tiền đứng đầu, chia sẻ hơn 60% thị phần của loại tài sản. Trong khi Ethereum vẫn đang kém xa ở vị trí thứ 2, hồ sơ và giá trị của đồng tiền này đang dần tăng lên, chiếm thị phần từ đồng tiền dẫn đầu. Bitcoin và Ethereum là những đồng tiền điện tử khác nhau rất nhiều, với những định hướng riêng biệt.

Ethereum và Bitcoin có các mục tiêu khác nhau

Bitcoin là hiện thân của ý thức hệ tiền điện tử vì nó kêu gọi tinh thần tự do, loại bỏ quyền kiểm soát nguồn cung tiền từ các chính phủ, ngân hàng trung ương và các cơ quan quản lý tiền tệ. Đây là thương hiệu hàng đầu của phân loại tài sản, nhận được sự chú ý nhiều nhất từ các nhà đầu tư lớn do giá trị vốn hóa thị trường của đồng tiền này mang lại mức thanh khoản lớn nhất.

Là một loại tiền tệ phi tập trung, không chịu sự ràng buộc của Cục Dự trữ Liên bang hoặc bất kỳ ngân hàng trung ương nào khác, Bitcoin có nguồn cung hữu hạn. Bitcoin hấp dẫn đối với những nhà đầu tư phản đối việc in tiền và các ​​chính sách tiền tệ khác để thao túng nguồn cung tiền trong hệ thống tài chính, phục vụ cho các mục đích chính trị.

Hơn nữa, hiệu suất trong 11 năm qua đã khiến Bitcoin trở thành một mặt hàng nóng, vì không có gì thúc đẩy đầu tư và giao dịch như một thị trường tăng giá mạnh. Nguồn cung hữu hạn của Bitcoin có nghĩa là chỉ có 21 triệu Bitcoin có thể được khai thác. Khoảng 90% trong tổng số 18.6 triệu Bitcoin đã được khai thác.

Tỷ lệ tạo ra Bitcoin mới sẽ nhỏ hơn theo thời gian thông qua việc giảm một nửa Bitcoin, điều này làm giảm một nửa tốc độ tạo Bitcoin sau mỗi 210,000 giao dịch khối. Lần giảm một nửa cuối cùng xảy ra vào tháng 5 năm 2020; lần tiếp theo sẽ xuất hiện vào khoảng năm 2024. Điểm mấu chốt là Bitcoin là một giải pháp thay thế mang tính tự do cho tiền tệ thông thường.

Trong khi đó, Ethereum hoạt động như một mạng lưới phi tập trung với tiềm năng cho các ứng dụng. Nhiều đồng tiền điện tử khác được tạo ra từ mạng lưới của Ethereum. Bitcoin là tiền, Ethereum là cơ sở hạ tầng vì nó là một blockchain có thể cách mạng hóa tài chính và công nghệ.

Tiện ích của Ethereum chỉ bị giới hạn bởi sự sáng tạo của các nhà phát triển trên thế giới. Điều này thúc đẩy nhiều hoạt động được diễn ra hơn trên nền tảng của đồng tiền này. Trong khi việc khai thác Bitcoin phụ thuộc vào điện năng, sức mạnh nổi bật nhất trên thị trường của Ethereum đến từ cổ phần sở hữu.

Việc đúc các mã thông báo Ethereum mới được thực hiện thông qua quy trình “bằng chứng cổ phần”, trong đó đồng tiền này là tài sản thế chấp đóng vai trò xác thực mạng lưới. Càng nhiều Ethereum được tạo ra, hệ thống càng có nhiều sức mạnh.

Tỷ lệ phần thưởng-rủi ro có thể ủng hộ Ethereum

Bitcoin và Ethereum có thể mang vai trò đứng đầu trên thị trường tiền điện tử, nhưng tiện ích và cấu trúc của Ethereum sẽ khiến giá trị của nó tăng lên so với Bitcoin. Trong khi Bitcoin chỉ là một đồng tiền điện tử với công nghệ blockchain, Ethereum đồng thời là một đồng tiền điện tử và một nền tảng có tiềm năng sâu rộng.

Tôi hy vọng thị phần của Ethereum sẽ tiếp tục tăng, chiếm lĩnh dần thị phần của Bitcoin, vì Ethereum có tiềm năng tạo ra sự đổi mới trong khi Bitcoin chỉ đơn thuần là một phương tiện trao đổi.

Mặc dù có thể mất nhiều năm để Ethereum vượt qua Bitcoin và giành lấy vị trí dẫn đầu, nhưng dường như đồng tiền này có nhiều tiềm năng tăng trưởng hơn khi xét về giá trị, khiến tỷ lệ phần thưởng-rủi ro nghiêng về hướng có lợi cho Ethereum.

Bằng chứng cổ phần của Ethereum giúp giảm chi phí, DeFi ủng hộ Ethereum

Khi DeFi (tài chính phi tập trung) phát triển, vai trò của Ethereum sẽ mở rộng. Nếu tiền điện tử loại bỏ nhu cầu cho các trung gian tài chính truyền thống, như nhân viên môi giới và sàn giao dịch, thì bản chất sáng tạo của Ethereum dưới vai trò một nền tảng tạo ra các chuỗi khối có thể làm tăng đáng kể giá trị của đồng tiền này.

Ethereum vẫn có rủi ro cao hơn Bitcoin vì nó có ít lịch sử hơn. Vì phần thưởng luôn là một phần của rủi ro, thành công của Ethereum có thể giúp đồng tiền này tạo ra sự vượt trội so với Bitcoin. 

Quy trình bằng chứng cổ phần của Ethereum làm giảm lượng năng lượng cần thiết cho việc khai thác. Sự đổi mới sẽ tạo ra các đồng tiền mới thay vì dựa vào nguồn điện hay phần cứng. Các lập trình viên sáng tạo và hiệu quả nhất sẽ tạo ra được nhiều tiền điện tử nhất, làm cho Ethereum trở nên ôn hòa với vấn đề khí thải hơn nhiều khi thế giới đang cố gắng giải quyết biến đổi khí hậu.

Chúng ta có thể thấy Elon Musk và Tesla (TSLA) mua Ethereum sớm, vì nó phù hợp với sứ mệnh của công ty là giảm lượng khí thải carbon với các sản phẩm của mình. Mặc dù pin của TLSA chứa các kim loại độc hại gây ô nhiễm môi trường, các kỹ sư và Giám đốc điều hành của công ty vẫn đang rất nỗ lực trong việc tìm ra các giải pháp.

Bốn vấn đề mà tiền điện tử phải đối mặt là lưu ký, bảo mật, khí thải và vấn đề chính trị trong việc kiểm soát nguồn cung tiền. Ethereum có thể giải quyết vấn đề khí thải, đem lại cho nó lợi thế so với Bitcoin, nhưng lưu ký và bảo mật vẫn là những vấn đề hóc búa.

Kiểm soát nguồn cung tiền là một vấn đề về quyền lực. Lệnh cấm của Trung Quốc đối với tiền điện tử đã khiến giá thị trường giảm một nửa trong những tuần qua cho thấy rằng chính trị sẽ vẫn là mối đe dọa lớn nhất đối với loại tài sản.

Bình luận mới nhất

Đang tải bài viết tiếp theo…
Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.