Giảm 50%! Chinh phục thị trường năm 2025 cùng với InvestingProNHẬN ƯU ĐÃI

ETH có thể chạm mốc 10.000$ trong năm 2024 hay không?

Ngày đăng 09:31 26/03/2024
BTC/USD
-
ETC/USD
-
BTC/USD
-
ETH/USD
-

Nếu như BTC được coi là đồng tiền hàng đầu và số 1 trong thị trường tiền mã hóa thì xếp ngay sau nó là ETH. Liệu sự bùng nổ của thị trường tiền mã hóa trong năm 2024 này có giúp ETH đạt được mốc 10.000$? Hãy cùng Doto phân tích về ETH theo cách đơn giản nhất trong bài viết này nhé.

Lợi thế của ETH so với Bitcoin

Ethereum (ETH) không chỉ là một loại tiền mã hóa được giao dịch ở trên sàn, đây còn là một nền tảng blockchain, tương tự như Bitcoin. Hai dự án này chia sẻ một số thuộc tính nhất định như tính phi tập trung, bảo mật và minh bạch. Ethereum có một số tính năng độc đáo, bao gồm công nghệ hợp đồng thông minh (smart contract) - phần mềm tự động thực hiện các điều khoản hợp đồng kỹ thuật số mà không cần bên trung gian. Điều này làm cho Ethereum trở thành một nền tảng hoạt động linh hoạt và hiệu quả hơn so với Bitcoin. Đồng thời, Ethereum cũng có tốc độ giao dịch nhanh hơn Bitcoin nhờ thuật toán đồng thuận, làm cho nó phù hợp hơn cho các ứng dụng đại trà.

Nhiều người dùng mua token ETH với kỳ vọng vào tiềm năng tăng trưởng của Ethereum trong tương lai, vì họ tin rằng nền tảng này có thể tạo ra nhiều ứng dụng và dịch vụ mới.

Một điểm quan trọng về Ethereum là Hiệu ứng Mạng, một ưu điểm lớn khi càng nhiều người tham gia vào mạng lưới, giá trị của token càng tăng. Ethereum là blockchain đầu tiên và phổ biến nhất cho các smart contract, mở ra nhiều cơ hội cho ứng dụng mới.

Tuy nhiên, cũng cần hiểu rõ sự khác biệt giữa hai thuật ngữ Ethereum và Ether (ETH). Ethereum là nói đến mạng lưới và chuỗi blockchain, trong khi Ether là đồng tiền mã hóa của mạng Ethereum. Điều này dẫn đến việc nền tảng Ethereum phát triển thì sẽ giúp cho giá trị của token ETH tăng theo.

Về lịch sử của Ethereum, mạng lưới này được giới thiệu vào năm 2013 bởi nhà sáng lập Vitalik Buterin. Sau đó, vào năm 2016, Ethereum đã trải qua một đợt phân tách cứng (hard fork) và tạo ra hai blockchain riêng biệt: Ethereum và Ethereum Classic. Trong giai đoạn từ năm 2017 đến đầu năm 2018, giá của ETH tăng đáng kể nhờ vào sự phát triển của nhiều dự án trên mạng Ethereum, đặc biệt là qua các đợt phát hành tiền ảo lần đầu (ICO). Tuy nhiên, kỷ nguyên của ICO đã kết thúc và thị trường đã trải qua một thời kỳ giảm giá mạnh vào năm 2018. Tuy nhiên, Ethereum vẫn duy trì sự quan tâm của cộng đồng và đã trở lại với mức tăng trưởng trong thời gian gần đây.

Các bản cập nhật.

ETH có một lộ trình cập nhật rõ ràng, việc phát triển ETH luôn được đội ngũ phát triển và Vitalik Buterin chú trọng. Khác hoàn hoàn với các dự án tiền mã hóa khác không phải Bitcoin trên thị trường khi chỉ tập chung vào việc phát triển dự án ban đầu để thu được nhiều lợi nhuận, việc ETH liên tục cập nhật đem lại nhiều lợi ích cho người dùng, từ đó thu hút thêm nhiều người dùng khác và khiến giá ETH tăng.

Một phần quan trọng của sự phát triển của Ethereum là việc chuyển đổi sang cơ chế đồng thuận Proof of Stake (PoS) vào năm 2022, giúp tiết kiệm năng lượng hơn và cải thiện hiệu suất của mạng. Đồng thời, công nghệ tài chính phi tập trung (DeFi) trên Ethereum ngày càng phát triển và trở nên phổ biến. Các yếu tố này có thể dẫn đến sự tăng trưởng lớn của Ethereum trong tương lai.

Cuối cùng, đó là Ethereum 2.0. Vớii việc chuyển đổi sang đồng thuận Proof of Stake và cải thiện khả năng mở rộng và an toàn của nền tảng, đánh dấu một bước tiến lớn trong sự phát triển của Ethereum và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư dài hạn.

Quỹ ETH ETF

Sau khi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) chấp thuận quỹ Bitcoin ETF, mở ra hy vọng về việc SEC cũng sẽ chấp thuận quỹ ETF cho Ethereum. Nhiều quỹ đầu tư đã nộp đơn đăng ký như VanEck và Ark21Shares và đang được xem xét. Nếu như SEC chấp thuận quỹ ETH ETF trong tương lai thì có thể thu hút sự quan tâm của những người dùng tài chính truyền thống, đồng thời làm tăng giá của ETH và thu hút các nhà đầu tư tổ chức mong muốn đa dạng hóa danh mục với loại tài sản độc đáo này.Sự phụ thuộc vào BTC, dòng tiền chung của tiền mã hóa.

Ethereum, giống như toàn bộ thị trường tiền mã hóa, thường đi theo giá của Bitcoin. Trong thời gian BTC chiếm ưu thế và tăng trưởng, Ethereum cũng sẽ đi theo xu hướng tăng đó. Ether cũng có thể tăng giá so với đôla Mỹ nhờ vào sự tăng trưởng chung trên thị trường tiền mã hóa.

Phân tích kỹ thuật

Biểu đồ ETH/USD theo khung thời gian tuần. Nguồn: Doto

Biểu đồ khung tuần cho thấy áp lực bán xuất hiện tại ngưỡng kháng cự 4.160$. ETH có thể sẽ quay đầu để thử lại vùng hỗ trợ tại 2.600$ trong thời gian tới để đảm bảo cho sự tăng giá tiếp. ETH sẽ cần vượt qua hai ngưỡng kháng cự là 4.160$ và 4.900$ để có thể tăng trưởng mạnh hơn nữa.Kết luận

Ethereum có nhiều yếu tố tích cực như công nghệ smart contract tiên tiến, tốc độ giao dịch nhanh, sự phụ thuộc ít hơn vào Bitcoin và sự hỗ trợ từ các nhà đầu tư và quỹ đầu tư tổ chức. Trong tương lai, khi mà mạng lưới Ethereum hoàn thiện và việc sử dụng tiền mã hóa được phổ biến, nhiều khả năng người dùng có thể sử dụng mạng Ethereum để giao dịch chính thức. Tuy nhiên, việc này sẽ cần có dòng tiền đổ vào thị trường tiền mã hóa nhiều hơn cũng như việc mang lại các giá trị thực tế cho cộng đồng người dùng Ethereum.

Bình luận mới nhất

Đang tải bài viết tiếp theo…
Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.