Thị trường tiền tệ ngày 17/4/2019
Viết bởi Kathy Liên, Giám đốc điều hành Chiến lược ngoại hối Công ty quản lý tài sản BK
Biến động trên thị trường ngoại hối đang ở mức thấp nhất trong 5 năm. Theo nhiều chuyên gia phân tích, thị trường sắp diễn ra một số phiên bứt phá. Chỉ số VIX đo lường sự biến động trên thị trường chứng khoán Mỹ, hiện chỉ bằng 1/3 so với hồi tháng 12. Báo cáo kinh tế hôm nay cũng không tạo ra sự ảnh hưởng lớn về tiền tệ. Trung Quốc có nhiều cải thiện về doanh số bán lẻ và sản xuất công nghiệp cùng GDP Q1 tăng khiến cặp AUD/USD bay lên mức cao nhất trong một tháng. Vào cuối phiên New York, đà tăng chững lại và cặp này đã xoá bỏ hầu hết những nỗ lực tăng trước đó. Báo cáo thương mại khu vực Châu Âu cải thiện cũng không hỗ trợ đồng euro. Đồng Đôla Canada chỉ được giao dịch ở mức khiêm tốn mặc dù lạm phát và cán cân thương mại tăng. Điều này chủ yếu do kỳ nghỉ lễ Phục sinh sắp tới nhưng biến động đã giảm trong nhiều tuần. Trong quá khứ, khả năng có biến động mạnh nhưng không có nhiều yếu tố hỗ trợ về cơ bản. Brexit sẽ không gặp vấn đề gì trong 4-5 tháng tới, thương mại Mỹ - Trung đang tiến triển tích cực và dự kiến các ngân hàng trung ương sẽ không thay đổi chính sách trong năm nay. Nếu thị trường chứng khoán tiếp tục tăng, biến động sẽ ở mức thấp.
Biến động chỉ tăng khi thị trường chứng khoán giảm. Khi thị trường chứng khoán đang dao động quanh ngưỡng cao trong 6 tháng, nhà đầu tư đang tự mãn. Đà bán tháo mạnh trên thị trường sẽ là điểm cao trào tạo ra cú sốc trên thị trường cùng tâm lý từ bỏ rủi ro trên diện rộng - như hồi tháng 12 và tháng 1. Câu hỏi duy nhất là điều gì sẽ khiến tâm lý thay đổi? Chúng tôi biết rằng các ngân hàng trung ương quan ngại về tăng trưởng toàn cầu nhưng diễn biến trên thị trường chứng khoán không thể hiện điều này. Thị trường chứng khoán có thể đạt đỉnh nếu đàm phán thương mại Mỹ - Trung hoặc Mỹ - Châu Âu leo thang. Nếu báo cáo kết quả kinh doanh tiêu cực hoặc dữ liệu ổn định, ngân hàng trung ương sẽ cân nhắc lại việc thắt chặt. Việc tăng lãi suất có thể khiến thị trường chứng khoán giảm. Đôi khi chứng khoán cũng điều chỉnh mà không có lý do nào - trong một ngày đẹp trời họ bán tháo mạnh và sự sợ hãi về thiệt hại dâng cao khiến thị trường giảm sâu hơn.
Trong lúc này, báo cáo kinh tế mới nhất cho thấy chính sách kích thích kinh tế của Trung Quốc đang có hiệu quả. Chi tiêu tiêu dùng và hoạt động sản xuất hồi phục mạnh trong tháng 3. Tăng trưởng GDP hạ nhiệt trong Q1 nhưng theo năm thì tốc độ chậm hơn so với dự kiến. Báo cáo này khiến cặp AUD/USD tăng lên mức cao nhất trong 1 tháng và cặp NZD/USD bật ra khỏi mức thấp nhưng đà tăng này không bền vì vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận về nền kinh tế Trung Quốc. Ngân hàng trung ương Úc và New Zealand giảm lãi suất và báo cáo CPI đêm qua ở New Zealand đã củng cố khả năng này. Giá tăng ít hơn dự kiến do CPI theo năm giảm từ 1,9% xuống 1,5% và cặp NZD/USD giảm xuống mức thấp mới trong 3 tháng ở ngưỡng 0,6670. Báo cáo thị trường lao động Úc được công bố vào sáng nay, tăng trưởng việc làm tăng, tỷ lệ thất nghiệp ổn định.
Cặp USD/CAD kết phiên không đổi mặc dù cán cân thương mại cao hơn dự kiến và CPI tăng. Ngay sau khi dữ liệu được công bố, CAD tăng nhưng giống với AUD và NZD, giá đã giảm vài giờ sau đó. Đó là do giá dầu quay đầu như chúng tôi đề cập trong báo cáo hôm qua. Ngân hàng trung ương Bank of Canada khá ôn hoà, mặc dù báo cáo CPI tăng nhưng họ vẫn không thay đổi quan điểm. Báo cáo doanh số bán lẻ ngày hôm nay khá quan trọng vì chi tiêu dự kiến sẽ tăng lần đầu tiên trong 4 tháng.
Nhờ báo cáo thương mại khu vực Châu Âu cải thiện, cặp EUR/USD tiếp tục dao động quanh ngưỡng 1,13. Báo cáo PMI hôm nay sẽ kiểm nghiệm lại ngưỡng này. Nếu dữ liệu cho thấy hoạt động ngành sản xuất và dịch vụ tăng nhanh hơn trong tháng 4, cặp EUR/USD có thể tăng lên ngưỡng 1,1350. Nhưng nếu giảm, giá sẽ xác nhận ngưỡng 1,13 là đỉnh. Doanh số bán lẻ Mỹ và Anh dự kiến được công bố vào hôm nay. Chi tiêu tiêu dùng ở Mỹ dự kiến tăng mạnh do giá gas tăng, lãi suất thấp và thị trường chứng khoán tăng. Chi tiêu ở Anh thì ngược lại, vẫn yếu và lạm phát ở mức thấp.