Trong cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu vẫn đang diễn ra hiện nay, hai công ty năng lượng lớn nhất của Mỹ — Exxon Mobil (NYSE:XOM) và Chevron (NYSE:CVX) — cho đến nay đã tránh được việc cắt giảm cổ tức như những gì thị trường dầu mỏ dự báo. Nhưng việc duy trì cổ tức của cả 2 công ty lớn có thể sớm thay đổi trước các dữ liệu tiêu cục trong báo cáo thu nhập mới nhất.
Cả hai đại gia dầu mỏ đã làm các nhà đầu tư ngạc nhiên vào thứ Sáu tuần trước với các công bố báo cáo thu nhập quý II năm 2020, cho thấy mức độ thiệt hại mà mỗi công ty phải chịu do đại dịch gây ra gần đây trong nhu cầu năng lượng. Trong quý II, Chevron đã mất 8,3 tỷ đô la, khoản lỗ lớn nhất kể từ khoảng năm 1998, trái ngược hoàn toàn so với cùng kỳ năm trước, khi công ty công bố 4,3 tỷ đô la lợi nhuận.
Trước đó trong báo cáo doanh thu của quý đầu tiên năm 2020, khoản lỗ CVX phải chấp nhận là 5,7 tỷ đô la dầu khí, trong đó bao gồm 2,6 tỷ đô la nắm giữ tại Venezuela.
Exxon cũng có những lo ngại tương tự. Nhà sản xuất dầu và khí đốt lớn nhất ở Hoa Kỳ đã có một báo cáo thu nhập với mức thấp kỷ lục lần đầu tiên trong một thế kỷ qua. Công ty năng lượng lớn ở Irving, Texas đã báo cáo mức thâm hụt ngân sách 1,1 tỷ đô la, so với lợi nhuận 3,1 tỷ đô la của cùng kỳ năm trước.
Exxon cũng cho biết thêm rằng công ty sẽ trì hoãn kế hoạch mở rộng đầy tham vọng của mình để bảo toàn tiền mặt. Công ty đã thất bại trong việc tạo ra dòng tiền hoạt động tích cực trong quý này.
Giá cổ phiếu của cả hai công ty cho thấy các nhà đầu tư không nên đặt quá nhiều hy vọng về một sự đảo ngược doanh thu đối với các hoạt động của cả Exxon và Chevron khi đại dịch vẫn đang hoành hành. Ngoài ra, một yếu tố khác khiến nhà đầu tư cũng nên cân nhắc đó là triển vọng về nhu cầu dầu của người tiêu dùng không hề rõ ràng. Cổ phiếu Exxon đóng cửa ở mức $43,47 vào thứ Ba, giảm hơn 35% trong năm nay, trong khi đó, Chevron ở mức $86,49, giảm 30% trong cùng kỳ.
Các khoản nợ và dòng tiền âm
Nếu tiếp tục tình trạng như hiện nay, câu hỏi lớn đặt ra là: những người khổng lồ năng lượng này có thể duy trì khoản chi trả cổ tức trong bao lâu, đặc biệt là khi họ không tạo ra dòng tiền dương?
Với mức lợi nhuận chỉ hơn 8% của Exxon, các rủi ro về việc sẽ cắt giảm chi trả cổ tức là hoàn toàn rõ ràng. Tình hình khá bấp bênh đối với nhà sản xuất dầu lớn nhất nước Mỹ, tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có bất cứ một động thái nào từ công ty cho thấy về ý định cắt giảm cổ tức.
Nếu Exxon bám sát kế hoạch tiết kiệm với tỷ lệ xuất chi như hiện tại trong nửa cuối năm nay, điều đó có nghĩa là công ty sẽ phải mất đi khoảng 15 tỷ đô la, tại thời điểm bảng cân đối kế toán có vẻ tồi tệ và với các khoản vay nặng lãi.
Trong khi đó, Exxon lại không thể tạo ra dòng tiền dương trong quý II và với việc tiếp tục phải chi trả 3,7 tỷ đô la cổ tức đã khiến cho khoản nợ ròng của công ty tăng lên 8,8 tỷ đô la trong giai đoạn này. Nếu Exxon và Chevron quyết định tiếp tục chi trả bằng tiền mặt đối với các khoản thanh toán của họ bao gồm cả việc tiếp tục chi trả cổ tức thì họ có thể sẽ phải đối mặt với những thách thức rất lớn khi nhu cầu dầu của thế giới dự báo giảm mạnh hơn hoặc liên minh giữa các nhà sản xuất OPEC+ bắt đầu chùn bước trong việc kiểm soát nguồn cung.
Thật vậy, OPEC+ đã bắt đầu bơm thêm dầu sau khi cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá dầu vẫn ở mức khoảng $40 một thùng trong giai đoạn đầu của đại dịch. Theo báo cáo của Bloomberg, tập đoàn này và các đối tác sẽ cung cấp thêm 1,5 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 8 so với tháng 7.
Bên cạnh những thách thức ngắn hạn đối với hoạt động kinh doanh dầu mỏ, việc chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch tiếp tục đe dọa đến triển vọng dài hạn của ngành công nghiệp. Xu hướng toàn cầu là tăng sự phụ thuộc vào nhiên liệu carbon thấp, như khí đốt hoặc các nguồn năng lượng thay thế. Và đại dịch đã đẩy nhanh hơn sự thay đổi đó.
Do những áp lực kể trên và triển vọng giá dầu sẽ tiếp tục giảm, Chevron, Royal Dutch Shell (NYSE: RDSa) và BP (NYSE: BP) đều đã ghi nhận mức giảm hàng tỷ đô la doanh thu trong quý vừa qua . Và có lẽ Exxon sẽ buộc phải cắt giảm cổ tức sớm hơn.
Kết luận
Các cổ phiếu dầu mỏ, theo quan điểm của chúng tôi sẽ không thể tạo ra một nguồn lợi hấp dẫn trong môi trường kinh tế hiện tại. Các công ty này phải hứng chịu những cơn gió tiêu cực, bao gồm tình trạng thừa cung dầu, khí tự nhiên và khí tự nhiên hóa lỏng. Tình hình đó khó có thể thay đổi trong bối cảnh đại dịch tiếp tục bùng phát và tình hình kinh tế khiến nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch suy giảm mạnh.