CNN đưa tin theo dữ liệu mới được Bộ Thương mại Mỹ công bố hôm 30/6, lạm phát chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) đã hạ nhiệt trong tháng 5. Đây là thước đo lạm phát yêu thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Cụ thể, trong tháng 5, PCE chỉ tăng trưởng 3,8% so với một năm trước đó. Hồi tháng 4, tỷ lệ này là 4,3%. Đây cũng là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 4/2021.
Tuy nhiên, PCE lõi (không bao gồm giá lương thực và năng lượng dễ biến động) chỉ giảm nhẹ từ mức tăng 4,7% hồi tháng Tư xuống 4,6%, cho thấy lạm phát vẫn còn dai dẳng ở nhiều khu vực của nền kinh tế. Nhưng không thể phủ nhận rằng lạm phát đã có dấu hiệu hạ nhiệt đáng kể và cho thấy đà tăng lãi suất dai dẳng của Fed đang dần đưa nước Mỹ thoát khỏi nỗi lo đình lạm.
PCE Mỹ, Investing.com
Thêm vào đó, ông Peter Andersen, người sáng lập công ty quản lý đầu tư Andersen Capital Management đánh giá các số liệu cho thấy những dấu hiệu ổn định và tình hình đang đi đúng hướng. Khi kết thúc quý này và bước sang nửa cuối năm 2023, ông lạc quan rằng nền kinh tế và người tiêu dùng Mỹ sẽ ở trong tình trạng tốt và tiếp tục phục hồi.
Trước đó, số liệu tăng trưởng kinh tế GDP Mỹ cũng cho thấy sự phục hồi đáng kể, tăng 2% so với mức 1.3% được báo cáo. Điều này càng trấn an tâm lí của người dân và giới đầu tư về một cuộc suy thoái sẽ không diễn ra; và khả năng cao Fed sẽ hạ cánh mềm trong cuối năm nay.
Về thị trường chứng khoán, thông tin vĩ mô tích cực đã “kéo điểm” thị trường Mỹ: Dow Jones (+0.84%), Nasdaq (+1.6%), S&P500 (+1.23%). Giá vàng có dấu hiệu hạ nhiệt bởi số liệu kinh tế tốt đã khiến giới đầu tư có xu hướng chốt lời vàng để chuyển hướng đầu tư mới. Về thị trường trong nước, VNIndex kết thúc phiên cuối tuần cũng là cuối quý với thanh khoản thấp, vắng bóng “lực cầu”; chạm mốc 1120.18 (-0.46% DoD). Điểm sáng đến từ nhóm cổ phiếu bán lẻ như FRT (HM:FRT), DGW (HM:DGW), MWG…; áp lực giảm điểm đến từ trạng thái “sợ mua” của nhà đầu tư. Đứng ngoài thị trường hay bắt dao những phiên điều chỉnh là hành động phù hợp? Cùng theo dõi chương trình “Soi danh mục”...