Bài viết này viết riêng cho Investing.com
Coronavirus – vẫn tiếp tục là mối lo ngại lớn của bất cứ một nhà đầu tư nào đang tham gia vào thị trường hiện nay tại Mỹ, khi báo cáo về các trường hợp ca nhiễm mới không có dấu hiệu giảm đi và vẫn tiếp tục tăng với con số đáng kinh ngạc. Thứ năm vừa qua đã gia tăng số lượng kỷ lục mới lên tới 37.000 trường hợp được ghi nhận tại Mỹ, con số này đã phá vỡ đỉnh trước đó vào tháng Tư. Rủi ro duy nhất mà chúng ta có thể nhận thấy rõ nhất hiện nay đó là với những số liệu tồi tệ về Covid-19 thì khả năng mở cửa phục hồi nền kinh tế đang suy thoái của các nước là không hề khả quan.
Trước nguy cơ trên, các nhà đầu tư vẫn rất nghi ngờ rằng liệu thị trường chứng khoán Mỹ vẫn có thể tiếp tục mang lại thêm lợi nhuận cho họ vào phiên giao dịch ngày thứ năm hay không, mặc dù đã có một tín hiệu tích cực khi các chỉ số nằm trong vùng giá an toàn vào cuối phiên giao dịch. Nhưng các chỉ số tương lai đã giảm trở lại vào đầu phiên giao dịch ngày thứ Sáu, trước khi hồi phục nhẹ ngay sau đó – điều này đã phản ánh sự chuyển động về giá trong cả tuần.
Nhìn chung, các mối lo ngại về sự bùng phát virus ở Mỹ cho đến nay đã được bù đắp bằng sự hỗ trợ liên tục từ các Ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, với triển vọng ảm đạm khi thị trường giảm mạnh ở mức thấp nhất vào tháng 3, thì tác động của các gói kích thích lên nền kinh tế đang trên đà suy thoái trầm trọng có lẽ sẽ giảm đi phần nào mối lo ngại cho các nhà đầu tư. Vì vậy, khi có bất kỳ một sự gia tăng mạnh hơn nữa các trường hợp nhiễm Coronavirus sẽ làm đảo lộn sự cân bằng trở lại này và khiến các chỉ số của thị trường có khả năng quay lại trạng thái biến động.
Theo quan điểm kỹ thuật, chỉ số S&P 500 tương lai cùng với các chỉ số khác vẫn không cho thấy một triển vọng tốt hơn kể từ đầu tuần thứ hai của tháng Sáu. Chỉ số chạm ngưỡng kháng cự quanh khu vực 3210/15, đây là mức hỗ trợ của chỉ số trước khi có lệnh cách ly toàn cầu và kể từ mức này, chúng tôi đã thấy sự bán tháo mạnh diễn ra trên thị trường cổ phiếu, trước khi chỉ số hồi phục vài ngày sau đó và đã tìm thấy sự hỗ trợ quanh đường trung bình MA 200. Sau đó, các triển vọng phục hồi về giá trở nên rất khó khăn.
Cho đến nay, xu hướng tăng vẫn giữ mức ổn định bất chấp những bất ổn gần đây khi chỉ số này đang giữ mức cao hơn mức trung bình đường MA 200 và đường xu hướng tăng.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn nên thận trọng theo dõi các chuyển động tiếp theo của chỉ số S&P, vì kết thúc phiên giao dịch ngày thứ năm chỉ số này đã chạm mức thấp dưới 3005 có thể báo hiệu cho sự bắt đầu của một xu hướng giảm ngắn hạn. Nếu điều đó xảy ra, chúng ta có thể thấy sự sụt giảm mạnh trong những ngày tới và xu hướng tăng trở lại về giá là rất khó. Ngược lại, nếu chỉ số có thể vượt qua vùng kháng cự tức là vùng bóng mờ trên biểu đồ vào khoảng 3080-3130, điều này có thể mở đường cho xu hướng mua mới trong tuần tới.