Bài viết nguyên bản bằng tiếng Anh. Đây là bài viết đã được dịch sang tiếng Việt.
Như hầu hết mọi người đều biết, đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ đang có diễn biến tiêu cực. Trong phiên ngày thứ 2, giá giảm hơn 7 lira so với USD trước khi hồi phục nhẹ trở lại. Nếu các vấn đề của đồng lira tiếp tục, có thể xảy ra những tác động sâu rộng đối với thị trường dầu – đặc biệt khi các lệnh cấm vận của Mỹ đối với ngành dầu Iran bắt đầu có hiệu lực vào tháng 11.
Thổ Nhĩ Kỳ là nhà nhập khẩu dầu và gas chính của Iran. Thực tế, chỉ có hơn 50% dầu thô của Thổ Nhĩ Kỳ và dầu thô nhập khẩu trong quý đầu tiên năm 2018 được nhập khẩu từ Iran. Thổ Nhĩ Kỳ cũng có một hợp đồng khí gas thiên nhiên với Iran đến năm 2026. Đồng thời,lượng khí gas Iran cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 9,5 tỷ mét khối để sản xuất điện.
Khi giá đồng lira giảm, Thổ Nhĩ Kỳ gặp khó khăn hơn khi mua tài nguyên thiên nhiên trên toàn cầu – bao gồm cả dầu và khí gas. Thổ Nhĩ Kỳ tự bản thân họ không sản xuất nhiều dầu và khí đốt nhưng lại là người tiêu thụ chính những loại tài nguyên này. Giá đồng lira giảm nghĩa là Thổ Nhĩ Kỳ gặp vấn đề vô cùng khó khăn để mua giá dầu và gas rẻ mà không cần phải trao đổi tiền tệ của minh với tỷ lệ thấp hơn. Trong khi đó, Iran cũng đang gặp khó khăn trong việc bán dầu và khí gas cho bất kỳ loại tiền tệ nào họ có thể sử dụng.
Mặc dù các lệnh trừng phạt của Mỹ lên ngành dầu và khí của Iran có hiệu lực vào tháng 11, Iran cũng đang mất dần khách hàng của mình. Iran đang ở trong tình huống khó khăn – Chính phủ Iran cần tiền mặt mà hoạt động xuất khẩu dầu mang lại nhưng lệnh trừng phạt của Mỹ ngăn cản khách hàng mua bán giao thương với Iran bằng USD, loại tiền tệ phổ biến nhất trong giao dịch này. Một vài loại tiền khác như euro sẽ cấm cửa với Iran khi mà ngân hàng Châu u không muốn mạo hiểm đón nhận lệnh trừng phạt từ Mỹ đến từ việc làm ăn với ngân hàng Iran. Iran vẫn có thể chấp nhận một số loại tiền nước ngoài như đồng Nhân dân tệ để thanh toán cho dầu mỏ, chỉ có điều Chính phủ Iran không thể sử dụng Nhân dân tệ để trả cho chi phí của họ ngoại trừ giao dịch với nhà thầu Trung Quốc.
Mặt khác, Thổ Nhĩ Kỳ là hàng xóm của Iran khi cả 2 quốc gia này có chung đường biên giới tại tây bắc Iran và đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Khu vực này có một bộ tộc thiểu số là Kurds sinh sống - đây là một dân tộc có dấu chân của mình lên một vài quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Syria và Iraq. Và việc giá trị đồng Lira Thổ Nhĩ Kỳ đang giảm mạnh càng khiến cho dầu mỏ và khí đốt từ Iran có thêm sức hấp dẫn với Thổ Nhĩ Kỳ, ngược lại, Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một khách hàng đáng quý với Iran lúc này.
Iran có thể chấp nhận đồng Lira Thổ Nhĩ Kỳ để thanh toán cho dầu và khí đốt cũng như là đưa đồng tiền này vào lưu thông ở những khu vực biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ & Iran. Trên thực tế, việc các cộng đồng nằm sát khu vực biên giới sử dụng nhiều loại tiền tệ không quá hiếm gặp. Ví dụ như tại vùng phía bắc New England, ta có thể thấy đồng tiền của Canada thường được dùng chung với tiền Mỹ; hay như một vài quốc gia Trung Mỹ và khu vực Caribê cũng chấp nhận USD.
Hơn nữa, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang tỏ ró thái độ muốn chấm dứt sự phụ thuộc vào Mỹ, giam dữ linh mục Mỹ và đưa ra các lập trường địa chính trị khiến chính quyền Washington nổi giận. Phản ứng với động thái này, Mỹ đưa ra các biện pháp trừng phạt nhưng ở bên kia chiến tuyến thì tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cũng đáp trả bằng việc kêu gọi người dân tẩy chay hàng hóa Mỹ như là iPhone (NASDAQ:AAPL). Chính vì lẽ đó, việc các mỏ dầu từ Thổ Nhĩ Kỳ chủ động thách thức lệnh trừng phạt của Mỹ lên Iran bằng việc tăng lượng mua vào dầu mỏ và khí đốt từ Iran cũng không khó lý giải.
Động thái của Thổ Nhĩ Kỳ là một yếu tố quan trọng để nhà phân tích đưa ra dự đoán về sản lượng dầu mỏ được đưa ra thị trường từ lệnh trừng phạt với Iran và điều đó có ảnh hưởng như thế nào lên giá dầu. Không những hạn chế nhập khẩu từ Iran, Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí còn tăng thêm sản lượng nhập khẩu và sẵn sàng thanh toán bằng đồng Lira. Điều này mang ý nghĩa lượng cung dầu từ Iran ra thị trường trong tháng 11 và các tháng tiếp theo sẽ ít hơn so với dự đoán.