Tình hình thị trường ngoại hối ngày 4/2/2020
Theo Kathy Lien, Giám đốc điều hành chiến lược ngoại hối của BK Asset Management
Thị trường ngoại hối và thị trường chứng khoán đã tăng mạnh trong ngày hôm qua với chỉ số Dow tăng hơn 400 điểm trong ngày. Với xu hướng này và với tỷ giá USD/JPY tăng lên, có thể nói rằng mối lo ngại về virus Corona đã giảm và nhà đầu tư đã quay trở lại thị trường. Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa có được những dữ liệu kinh tế để đánh giá tác động của dịch bệnh và các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc. Hôm thứ Hai, các ngân hàng tại Trung Quốc được hối thúc để mở rộng thanh khoản, Chính phủ đã chỉ thị hạn chế bán vị thế giá xuống, cắt giảm lãi suất 10 điểm cơ bản và bơm thêm 175 tỷ USD vào hệ thống ngân hàng. Qua đêm, Ngân hàng trung ương cũng đã bơm thêm thanh khoản trên kênh thị trường mở và khẳng định rằng “nhóm quốc gia”, một số người sẵn sàng mua lại tài sản do nhà nước hậu thuẫn, sẵn sàng mua lại cổ phiếu nếu cần. Cho đến nay, tất cả những nỗ lực kể trên và các báo cáo kết quả kinh doanh tích cực từ các doanh nghiệp Mỹ đã giúp thị trường ngoại hối và chứng khoán tăng giá.
Đồng Đô la Mỹ và Úc tăng mạnh nhất với tỷ giá USD/JPY có ngày tăng mạnh nhất trong 3 tuần. Có rất nhiều sự kháng cự giữa mức 109,5 và 109,7 nhưng nếu chứng khoán tăng cao hơn nữa thì tỷ giá USD/JPY cũng sẽ tăng. Đồng Đô la Úc tăng với quyết định về lãi suất của ngân hàng trung ương Úc, kéo theo đồng Đô la New Zealand cũng tăng. Đồng Euro và Đô la Canada giảm. Trong khi dữ liệu hầu hết đều tích cực, lập trường mâu thuẫn của Anh và EU về thương mại hậu Brexit cùng với cuộc bầu cử ở Ireland đã bắt đầu tác động lên thị trường tiền tệ.
Các ngân hàng Trung Ương cân nhắc quyết định trước tình hình lây lan của virus Corona và hiện tại Ngân hàng Trung Ương đang có vẻ thắng thế trên thị trường. Tâm lý các nhà đầu tư cũng được xoa dịu khi Ngân hàng Dự trữ Úc giữ lãi suất không đổi. Theo Thống đốc RBA, Lower, “hiện tại virus Corona đang có ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Trung Quốc. Vẫn còn quá sớm để xác định mức độ tác động kéo dài trong bao lâu.” Theo những bình luận trên, RBA nhận thấy mặc dù virus lây lan và tác động kinh tế tiềm tàng, và không cần phải nới lỏng ngay lập tức. Mặc dù thị trường vẫn dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay, thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ đang tăng do các nhà đầu tư cho rằng thái độ chờ đợi này có thể được chia sẻ bởi các ngân hàng trung ương khác. Một cách khác để giải thích điều này là trong khi thị trường hoảng loạn vào đầu năm, tất cả các Ngân hàng TW, trừ PBoC đều không có phản ứng nới lỏng và chờ đợi xem tác động thực sự sâu sắc như thế nào trước khi phản ứng.
Với những điều đã được đề cập, tác động của virus đến nền kinh tế sẽ rất đáng kể. SARS đã khiến nền kinh tế thế giới mất 40 tỷ USD và doanh thu của các hãng về du lịch giảm, như SBUX, DIS, MCD và AAPL đã đóng cửa các cửa hàng, và các hãng hàng không đã hủy bỏ các chuyến bay sang Trung Quốc, tác động sẽ lớn hơn nhiều. Vì vậy, trong khi các ngân hàng Trung ương đã hỗ trợ thị trường thành công, khi mọi thứ lắng xuống và dữ liệu được công bố, tâm lý rủi ro sẽ trở lại.
Hiện tại, dữ liệu được công bố như báo cáo sản xuất ISM thứ hai ốt hơn mong đợi không thực sự phản ánh tác động của coronavirus. Tối nay, báo cáo về thị trường lao động của New Zealand có thể vượt qua dự đoán với chỉ số Nhân lực cho thấy sự cải thiện của thị trường lao động. Dữ liệu ISM phi sản xuất của Hoa Kỳ cũng sẽ được công bố và dự kiến sẽ có sự cải thiện nhẹ. Tuy nhiên, doanh số bán lẻ của Eurozone dự kiến sẽ suy yếu với chi tiêu giảm mạnh ở Đức và Pháp. Sự sụt giảm mạnh của IVEY PMI vào tháng trước báo hiệu sự suy giảm trong cán cân thương mại của Canada.